Đốt cháy hoàn toàn 8,7 g amino axit A (chứa 1 nhóm -COOH) thì thu được 0,3 mol CO2; 0,25mol H2O và 11,2 lít N2 (đktc). Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với A?
CTPT: CxHyOzNt, nN2 = 0,05 mol
nO/aa = (8,7 – 0,3 .12 – 0,25 . 2 – 0,05 . 28): 16 = 0,2 mol
naa = nO/2 = 0,1 mol
x = 0,3 / 0,1 = 3
y = 2nH2O / naa = 5
z = 2nN2 / naa = 1
⇒ CTPT: C3H5O2N
CH3–CH2(NH2)–COOH
H2N–CH2–CH2–COOH
Hãy kể ra hai phản ứng hóa học có thể minh họa cho nhận định: Flo là một phi kim mạnh hơn clo.
Phản ứng minh họa flo mạnh hơn clo:
H2(k) + F2(k) → 2HF(k) (phản ứng nổ ngay ở nhiệt độ rất thấp -252oC).
H2(k) + Cl2(k) → 2HCl(k) (chiếu sáng).
3F2 + 2Au → 2AuF3 (Ở điều kiện thường).
Cl2 + Au → không phản ứng ở điều kiện thường.
Sau khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với Fe3O4 thu được chất rắn A và nhận thấy khối lượng nhiệt nhôm tăng 0,96(g). Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,672 lít khí (đktc), (giả sử các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100%). Tính khối lượng của A
8Al + 3Fe3O4 −tº→ 9Fe + 4Al2O3
Khối lượng nhôm tăng chính là khối lượng của nguyên tố oxi.
nO (trong Al2O3) = 0,96/16 = 0,06 mol
nAl2O3 = 1/3 n O= 0,06/3 = 0,02 mol
Theo phản ứng: nFe = 9/4 .nAl2O3 = 9/4.0,02 = 0,045 mol
Hỗn hợp A sau phản ứng tác dụng với NaOH dư tạo ra khí H2. Chứng tỏ sau phản ứng nhiệt nhôm, nhôm còn dư:
Ta có: nH2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol
Vậy: mA = mAl dư + mAl2O3 = 0,02.27 + 0,045.56 + 0,02.102 = 5,1 (g)
Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200ml dung dịch X. Để trung hòa 100 ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oelum trên là
nNaOH = 0,15. 0,2 = 0,03 mol ⇒ nNaOH(200ml X) = 0,06 mol
H2SO4.nSO3 (0,015) + nH2O → (n+1)H2SO4 (0,015(n + 1) mol)
H2SO4 (0,15(n+1)) + 2NaOH (0,03(n+1) mol) → Na2SO4 + 2H2O
0,03(n + 1) = 0,06 ⇒ n = 1 ⇒ oleum: H2SO4.SO3
%mS = [(2.32)/(98 + 80)]. 100% = 35,96%
Cho lên men 1 m3 nước rỉ đường glucozơ thu được 60 lít cồn 960. Khối lượng glucozơ có trong thùng nước rỉ đường glucozơ trên là bao nhiêu kilôgam? Biết khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở 20oC và hiệu suất quá trình lên men đạt 80%.
Theo bài ra, ta có m dd ancol = 60000. 0,789 = 47340(g)
⇒ mAncol nguyên chất = 0,96. 47340 = 45446,4(g)
⇒ nC2H5OH = 45446,4/46 = 988(mol)
C6H12O6 → 2C2H5OH (H = 80% = 0,8)
⇒ nC6H12O6 = 988/(2.0,8) = 617,5(mol) ⇒ m = 111,15(kg)
Chia 200 gam dung dịch hỗn hợp glucozơ và fructozơ thành hai phần bằng nhau:
• Phần 1: Tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 86,4 gam Ag kết tủa
• Phần 2: Phản ứng vừa hết với 28,8 gam Br2 trong dung dịch. Tính nồng độ phần trăm của fructozơ trong dung dịch ban đầu ?
Nhận thấy cho hỗn hợp glucozơ và fructozơ phản ứng với Br2 thì chỉ có glucozơ tham gia phản ứng.
⇒ nBr2 = nglucozơ = 0,18 mol.
Khi tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thì cả glucozơ và fructozơ tham gia phản ứng
⇒ nfructozơ + nglucozơ = nAg:2 ⇒ nfructozơ = 0,8: 2 - 0,18 = 0,22 mol.
C% fructozơ = ((0,22.2.180) : 200).100 = 39,6%.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet