Hợp chất của sắt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 5 chất: NaOH, HCl, AgNO3, HNO3, Cl2. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là

Đáp án:
  • Câu A. 5 Đáp án đúng

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Giải thích:

Hướng dẫn giải: Ta có phương trình hóa học: 2NaOH + Fe(NO3)2 → Fe(OH)2 ↓ + 2NaNO3 ; 12HCl +9Fe(NO3)2 → 4FeCl3 + 5Fe(NO3)3 + 3NO + 6H2O ; Fe(NO3)2 + AgNO3 → Ag ↓ + Fe(NO3)3 ; 3Fe(NO3)2 + 4HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO ↑ + 2H2O ; 6Fe(NO3)2 + 3Cl2 →4Fe(NO3)3 + 2FeCl3 ; → Đáp án A.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học của axit clohiđric để làm thí dụ. a) Đó là những phản ứng oxi hóa – khử. b) Đó không phải là phản ứng oxi hóa – khử.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học của axit clohiđric để làm thí dụ.

a) Đó là những phản ứng oxi hóa – khử.

b) Đó không phải là phản ứng oxi hóa – khử.

 


Đáp án:

a) Những ví dụ phương trình phản ứng hóa học của axit clohidric là phản ứng oxi hóa – khử:

Với vai trò là chất khử:

Với vai trò là chất oxi hóa :

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

b) Những ví dụ phương trình phản ứng hóa học của axit clohidric là không phải là phản ứng oxi hóa – khử:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.

Xem đáp án và giải thích
Tên gọi của H2SO3 là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tên gọi của H2SO3 là gì?


Đáp án:

H2SO3 là axit ít oxi

+ Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit = Axit + tên phi kim + ơ.

⇒ H2SO3 có tên gọi là: axit sunfurơ

Xem đáp án và giải thích
Cho 2,64 gam (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được một sản phẩm khí. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí trên vào dung dịch chứa 3,92 gam H3PO4. Muối thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 2,64 gam (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được một sản phẩm khí. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí trên vào dung dịch chứa 3,92 gam H3PO4. Muối thu được là muối gì?


Đáp án:

nNH3 = 2n(NH4)2SO4 = 0,02 mol

nH3PO4 = 0,04 mol

nNH3 : nH3PO4 = 1 : 2 ⇒ tạo muối NH4H2PO4

Xem đáp án và giải thích
Oleum là gì? a) Hãy xác định công thức của oleum A, biết rằng sau khi hòa tan 3,38 gam A vào nước, người ta phải cùng 800ml dung dịch KOH 0,1M để trung hòa dung dịch A. b) Cần hòa tan bao nhiêu gam oleum A vào 200 gam nước để được dung dịch H2SO4 10%?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Oleum là gì?

a) Hãy xác định công thức của oleum A, biết rằng sau khi hòa tan 3,38 gam A vào nước, người ta phải cùng 800ml dung dịch KOH 0,1M để trung hòa dung dịch A.

b) Cần hòa tan bao nhiêu gam oleum A vào 200 gam nước để được dung dịch H2SO4 10%?


Đáp án:

Oleum là dung dịch H2SO4 98% hấp thụ SO3 được oleum H2SO4.nSO3 

H2SO4+ nSO3 → H2SO4.nSO3

a) Xác định công thức oleum.

H2SO4     +    2KOH       ---> K2SO4   + 2H2O (1)

0,04                 0,08

Ta có: nKOH= 0,8.0,1 = 0,08 (mol)

Khi hòa tan oleum vào nước có quá trình:

H2SO4. nSO3 + nH2O → (n + 1) H2SO4 (2)

Từ (2) và đề bài, ta có: (98 + 80n)/3,38 = (n+1)/0,04

Giải ra được n = 3. Vậy công thức phân tử oleum là: H2SO4. 3SO3.

b) Gọi a là số mol oleum H2SO4. 3SO3

Moleum = 98 + 240 = 338 u => moleum = 338a

Khi hòa tan oleum vào nước có phản ứng sau:

H2SO4.3SO3 + 3H2O → 4H2SO4

    1                                     4

    a                                     4a

Khối lượng H2SO4 khi hòa tan a mol oleum: 98.4a = 392a

392a/(338a + 200) = 10/100 => a = 0,0558 mol

Vậy moleum phải dùng = 338.0,0558 = 18,86 (gam)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định sản phẩm của phản ứng hóa học vô cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3. (b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH. (c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. (d) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư. Số thí nghiệm cuối cùng còn lại dung dịch chưa 1 muối tan là:


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…