Viết bản tường trình  1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. 3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết bản tường trình 

1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.

3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.


Đáp án:

1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

- Tiến hành TN: Chuẩn bị 2 ống nghiệm

+ Cho vào ống 1: 3ml dd HCl nồng độ 18%

+ Cho vào ống 2: 3ml dd HCl nồng độ 6%

- Cho đồng thời 1 hạt kẽm vào 2 ống nghiệm

- Quan sát hiện tượng xảy ra trong 2 ống nghiệm

- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch HCl có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 1 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 2.

- Phương trình phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

- Giải thích: Do ống 1 nồng độ HCl (18%) lớn hơn nồng độ HCl ống 2 (6%)

Kết luận:

- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ.

- Nồng độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.

- Tiến hành TN: Chuẩn bị 2 ống nghiệm

+ Cho vào mỗi ống : 3ml dd H2SO4 nồng độ 15%

+ Đun ống 1 đến gần sôi, ống 2 giữ nguyễn

+ Cho đồng thời vào mỗi ống 1 hạt kẽm có kích thước như nhau

Quan sát hiện tượng

- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 2 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 1.

- Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.

- Giải thích: Do ống 2 được đun nóng nên phản ứng nhanh hơn do đó lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn.

Kết luận:

- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ.

- Nhiệt độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.

Tiến hành TN:

Chuẩn bị 2 ống nghiệm

- Cho vào mỗi ống nghiệm: 3ml dd H2SO4 15%

- Lấy 2 mẫu kẽm có khối lượng bằng nhau nhưng kích thước hạt khác nhau. Kích thước hạt Zn mẫu 1 nhỏ hơn kích thước hạt Zn mẫu 2

- Cho mẫu Zn thứ nhất vào ống 1, mẫu Zn thứ 2 vào ống 2.

Quan sát hiện tượng

- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 1 (mẫu Zn có kích thước hạt nhỏ hơn) thoát ra nhiều hơn ống nghiệm còn lại.

Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.

- Giải thích: Ống nghiệm dùng Zn có kích thước hạt nhỏ hơn thì phản ứng xảy ra nhanh hơn nên lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn.

- Kết luận:

+ Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào bề mặt. Diện tích bề mặt càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán nâng cao về hợp chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất hữu cơ A không tác dụng với Na. Đun nóng A trong dung dịch NaOH chỉ tạo ra một muối của α-aminoaxit có mạch cacbon không nhánh, chứa một nhóm amino với hai nhóm cacboxyl và một ancol đơn chức. Thuỷ phân hoàn toàn một lượng chất A trong 100 ml dung dịch NaOH 1M rồi đem cô cạn, thu được 1,84 gam ancol B và 6,22 gam chất rắn khan D. Đun nóng lượng ancol B trên với H2SO4 đặc ở 170 oC thu được 0,672 lít olefin (đktc) với hiệu suất là 75%. Cho toàn bộ chất rắn D tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn thì thu được chất rắn khan E (khi cô cạn không xảy ra phản ứng). Khối lượng chất rắn E gần nhất:


Đáp án:
  • Câu A. 8,4

  • Câu B. 8,7

  • Câu C. 10,2

  • Câu D. 9,5

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm triglixerit Y và axit béo Z cần vừa đủ 8,31 mol O2, thu được 5,82 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa 94,56 gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm triglixerit Y và axit béo Z cần vừa đủ 8,31 mol O2, thu được 5,82 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa 94,56 gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá trị của m là

Đáp án:

Các axit béo đều no nên quy đổi thành HCOOH (x); CH2(y); C3H5(OH)3(z); H2O (-3z)
nO2 = 0,5x + 1,5y + 3,5z = 8,31
nCO2 = x + y + 3z = 5,82
m muối = 68x + 14y = 94,56
=> x = 0,32; y = 5,2; z = 0,1
=> m = 91,32 gam

Xem đáp án và giải thích
Xác định công thức cấu tạo của amin dựa vào phản ứng đốt cháy
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất A (thuộc dãy đồng đẳng của anilin) thu được 4,62g CO2, a gam H2O và 168 cm3 N2 (dktc). Xác định số công thức cấu tạo thỏa mãn A?


Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 4

  • Câu C. 3

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới phản ứng đốt cháy chất béo
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo gồm axit oleic và axit linoleic (C17H31COOH). Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 76,32 gam O2, thu được 75,24 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là:


Đáp án:
  • Câu A. 120

  • Câu B. 150

  • Câu C. 180

  • Câu D. 210

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới quá trình điều chế poli(vinyl clorua)
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Poli (vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% thể tích khí metan) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất mỗi giai đoạn như sau: Metan ---(H = 15%)---> Axetilen ----(H=95%)---> Vinylclorua ---(H=90%)---> PVC. Muốn tổng hợp 3,125 tấn PVC thì cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên (đo ở đktc)? (H=1, C=12, O=16, Cl = 35,5)


Đáp án:
  • Câu A. 17466 m3

  • Câu B. 18385 m3

  • Câu C. 2358 m3

  • Câu D. 5580 m3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…