Vì sao khi ăn trái cây không nên đánh răng ngay ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao khi ăn trái cây không nên đánh răng ngay ? 


Đáp án:

 Các nhà khoa học khuyến cáo: Ai ăn trái cây thì phải một giờ sau mới được đánh răng. Tại sao vậy ? Chất chua (tức axit hữu cơ) trong trái cây sẽ kết hợp với những thành phần trong thuốc đánh răng theo bàn chải sẽ tấn công các kẽ răng và gây tổn thương cho lợi. Bởi vậy người ta phải đợi đến khí nước bọt trung hoà lượng axit trong trái cây nhất là táo, cam, nho, chanh.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

X là tetrapeptit , Y tripeptit đều tạo nên từ 1 loại α–aminoaxit (Z) có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 và MX = 1,3114MY. Cho 0,12 mol pentapeptit tạo thành từ Z tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ sau đó cô cạn thu được bao nhiêu chất rắn khan?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X là tetrapeptit , Y tripeptit đều tạo nên từ 1 loại α–aminoaxit (Z) có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 và MX = 1,3114MY. Cho 0,12 mol pentapeptit tạo thành từ Z tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ sau đó cô cạn thu được bao nhiêu chất rắn khan?


Đáp án:

Ta thấy Mx = 4Mz - 3; MH2O = 4Mz - 54

My = 3Mz - 2MH2O = 3Mz - 36

⇒ Mx = 1,3114My ⇒ 4Mz -54 = 1,3114(3Mz - 36)

⇒ Mz = 103

⇒ muối natri của Z có M = 103 + 22 = 125

cứ 0,12 mol pentapeptit tạo ra 0,12.5 = 0,6 mol muối natri của Z

⇒ mc.rắn = 0,6.125 = 75 g

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử H, Li, Na, K, Ca, Mg, C, Si, O
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử H, Li, Na, K, Ca, Mg, C, Si, O


Đáp án:

Cấu hình electron của các nguyên tử:

H (Z = 1): ls1.

Li (Z = 3): ls22s1.

Na (Z = 11): ls22s22p63s1.

K (Z = 19): ls22s22p63s23p64s1.

Ca (Z = 20): ls22s22p63s23p64s2.

Mg (Z = 12): ls22s22p63s2.

C (Z = 6): ls22s22p2.

Si(Z= 14): ls22s22p63s23p2.

O (Z = 8): ls22s22p4.

Số electron lớp ngoài cùng:

- Nguyên tử H, Li, Na, K đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng.

- Nguyên tử Ca, Mg đều có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

- Nguyên tử C, Si có 4 electron ở lớp ngoài cùng.

- Nguyên tử O có 6 electron ở lớp ngoài cùng.

Xem đáp án và giải thích
Sắt có những tính chất hóa học nào ? Viết các phương trình hóa học minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sắt có những tính chất hóa học nào ? Viết các phương trình hóa học minh họa.


Đáp án:

a) Tác dụng với phi kim :

Tác dụng với oxi : 3Fe + 2O2 → Fe3O4(to)

Tác dụng với clo : 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3(to)

Lưu ý: Fe tác dụng với clo chỉ cho Fe (III) clorua (không cho Fe(II) clorua).

b) Tác dụng với dung dịch axit: Sắt tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng cho muối sắt (II) và giải phóng H2.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

Lưu ý: Fe tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho Fe (II) clorua (không cho Fe(III) clorua).

Fe không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.

c) Tác dụng với dung dịch muối:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Sắt tác dụng với dung dịch muối sắt (II) và giải phóng kim loại mới.

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy viết công thức hóa học của hai oxit axit và hai oxit bazơ. b) Nhận xét về thành phần trong công thức của các oxit đó. c) Chỉ ra cách gọi tên mỗi oxit đó.
- Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy viết công thức hóa học của hai oxit axit và hai oxit bazơ.

b) Nhận xét về thành phần trong công thức của các oxit đó.

c) Chỉ ra cách gọi tên mỗi oxit đó.


Đáp án:

a) Hai oxit axit:

P2O5: điphotpho pentaoxit.

SO3: lưu huỳnh trioxit.

Hai oxit bazơ:

CaO: canxi oxit.

Al2O3: nhôm oxit.

b) Thành phần của oxit:

Oxit bazo là hợp chất của 1 nguyên tố kim loại với oxi

Oxit axit là hợp chất của 1 nguyên tố phi kim với oxi

c) Cách gọi tên:

Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit

- Nếu kim loại có nhiều hóa trị:

Tên gọi: tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit

- Nếu phi kim có nhiều hóa trị:

Tên gọi: Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi).

Xem đáp án và giải thích
Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào? a) Mg + O2 → MgO. b) KMnO4 to→ K2MnO4 + MnO2 + O2. c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?

a) Mg + O2 → MgO.

b) KMnO4 to→ K2MnO4 + MnO2 + O2.

c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.


Đáp án:

Phản ứng a) 2Mg + O2 → 2MgO.

→ là phản ứng hóa hợp, ngoài ra còn là phản ứng oxi hóa – khử.

Phản ứng b) 2KMnO4 to→ K2MnO4 + MnO2 + O2

→ Là phản ứng phân hủy.

Phản ứng c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

→ là phản ứng thế.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…