Ứng với công thức phân tử C5H8 có bao nhiêu ankin đồng phân của nhau?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ứng với công thức phân tử C5H8 có bao nhiêu ankin đồng phân của nhau?


Đáp án:
  • Câu A. 3 Đáp án đúng

  • Câu B. 4

  • Câu C. 5

  • Câu D. 6

Giải thích:

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày ứng dụng của magie
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày ứng dụng của magie


Đáp án:

- Các hợp chất của magiê, chủ yếu là oxit magiê, được sử dụng như là vật liệu chịu lửa trong các lò sản xuất sắt và thép, các kim loại màu, thủy tinh hay xi măng.

- Hợp kim nhôm - magiê dùng trong sản xuất vỏ đồ hộp, cũng như trong các thành phần cấu trúc của ô tô và máy móc. Ngoài ra magiê kim loại còn được sử dụng để khử lưu huỳnh từ sắt hay thép.

Xem đáp án và giải thích
Hãy giới thiệu phương pháp hoá học để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn một số tạp chất là bột của các kim loại kẽm, thiếc, chì. Giải thích phương pháp được lựa chọn, viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn và cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giới thiệu phương pháp hoá học để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn một số tạp chất là bột của các kim loại kẽm, thiếc, chì.

Giải thích phương pháp được lựa chọn, viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn và cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.





Đáp án:

Ngâm thuỷ ngân lẫn các tạp chất Zn, Sn, Pb trong dung dịch Hg(NO3)2 dư. Các tạp chất bị hoà tan, tạo thành dung dịch các muối và kim loại thuỷ ngân. Lọc bỏ dung dịch, được thuỷ ngân.

Trong những phản ứng này, Hg2+ là chất oxi hoá, các kim loại là những chất khử.




Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1). Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (2). Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). (3). Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. (4). Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (5). Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). (6). Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4. (7). Cho Ba(OH)2 dư vào ZnSO4. (8). Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3. Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 6

  • Câu C. 7

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu: a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất. b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn? c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn? d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm những nguyên tố phi kim điển hình? e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu:

a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất.

b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm những nguyên tố phi kim điển hình?

e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?


Đáp án:

a) Kim loại mạnh nhất: Cs; Phi kim mạnh nhất: F.

b) Các nguyên tố kim loại phân bố ở khu vực phía, bên trái BTH.

c) Các nguyên tố phi kim phân bố ở khu vực phía, bên phải BTH.

d) Nhóm IA gồm những nguyên tố kim loại điển hình. Nhóm VIIA gồm những nguyên tố phi kim loại điển hình.

e) Các nguyên tố khí hiếm thuộc nhóm VIIIA.

Xem đáp án và giải thích
Cho m g glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 g Ag. Cũng m g hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 g Br2 trong dd. Tính số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này?
- Tự luận
Câu hỏi:

Cho m g glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 g Ag. Cũng m g hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 g Br2 trong dd. Tính số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này?


Đáp án:

nAg = 0,4 mol, ⇒ n(glucozo + fructozo) = 0,2 mol.

nBr2 = 0,05 mol ⇒ nglucozo trong hỗn hợp = 0,05 mol,

⇒ nfructozo = 0,15 mol

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…