Đốt cháy hợp chất hữu cơ X bằng oxi thấy sản phẩm tạo ra gồm có CO2, H2O, N2. Hỏi X có thể là những chất nào trong các chất sau: tinh bột, benzen, chất béo, caosu, protein.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hợp chất hữu cơ X bằng oxi thấy sản phẩm tạo ra gồm có CO2, H2O, N2. Hỏi X có thể là những chất nào trong các chất sau: tinh bột, benzen, chất béo, caosu, protein.


Đáp án:

Chất X là protein

Vì thành phần phân tử của tinh bột, benzen, chất béo và cao su chỉ gồm các nguyên tố C, H và O (có thể có O) nên khi đốt cháy sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và H2O.

Còn thành phần phân tử của protein ngoài C, H, O còn có N nên khi đốt cháy protein ngoài sản phẩm là CO2 , H2O còn thu được N2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Để tác dụng vừa đủ với 44,8 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần phải dùng 400 ml dung dịch H2SO4 2M. Sau phản ứng thấy tạo ra a gam hỗn hợp muối sunfat. Hãy tính a.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Để tác dụng vừa đủ với 44,8 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần phải dùng 400 ml dung dịch H2SO4 2M. Sau phản ứng thấy tạo ra a gam hỗn hợp muối sunfat. Hãy tính a.


Đáp án:

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O

Theo bài số mol H2SO4 đã phản ứng là : nH2SO4 = 0,4.2 = 0,8 (mol)

⇒ mH2SO4 = 0,8.98 = 78,4 (gam)

Theo các phương trình hoá học và định luật bảo toàn khối lượng ta có : moxit + maxit = mmuối + mH2O

và nH2O = nH2SO4 → mH2O = 0,8 x 18 = 14,4 (gam)

Vậy 44,8 + 78,4 = mmuối + 14,4

⇒ mmuối = 108,8 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1). Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (2). Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). (3). Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. (4). Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (5). Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). (6). Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4. (7). Cho Ba(OH)2 dư vào ZnSO4. (8). Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3. Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 6

  • Câu C. 7

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Có hỗn hợp bột các kim loại Al và Zn. Trình bày phương pháp hoá học tách riêng từng kim loại và viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hỗn hợp bột các kim loại Al và Zn. Trình bày phương pháp hoá học tách riêng từng kim loại và viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.



Đáp án:

- Hoà tan hỗn hợp vào dung dịch HC1 dư :

2A1 + 6HCl →2AlCl3 + 3H2

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NH3 dư :

HCl (dư) + NH3 → NH4Cl

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓+ 3NH4Cl

ZnCl2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2↓ + 2NH4Cl

Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2

Lọc tách Al(OH)3, nhiệt phân thu được Al2O3 rồi điện phân nóng chảy.

Nước lọc cho tác dụng với dung dịch HCl thu được Zn(OH)2, nhiệt phân thành ZnO rồi khử bằng H2.




Xem đáp án và giải thích
Sắt để trong không khí ẩm dễ bị gỉ ( xem câu c, bài tập 12.2). Hãy giải thích vì sao ta có thể phòng chống gỉ bằng cách bôi dầu, mỡ trên bề mặt các đồ dùng sắt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Sắt để trong không khí ẩm dễ bị gỉ ( xem câu c, bài tập 12.2).

   Hãy giải thích vì sao ta có thể phòng chống gỉ bằng cách bôi dầu, mỡ trên bề mặt các đồ dùng sắt.


Đáp án:

Sắt bị gỉ do sắt tiếp xúc với nước và oxi (trong không khí ẩm) nên có phản ứng hóa học xảy ra và tạo thành chất có màu đỏ nâu.

   Việc bôi dầu, mỡ, … trên bề mặt các dụng cụ bằng sắt là ngăn cách không cho sắt tiếp xúc với không khí ẩm nên không cho phản ứng hóa học xảy ra và sắt không bị gỉ.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định đồng phân của ankin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có bao nhiêu ankin ứng với công thức phân tử C5H8


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 1

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…