Bài tập liên quan tới tính chất của đồng phân axit và este (C2H4O2)
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, dung dịch NaOH, dung dịch NaHCO3, dung dịch AgNO3/NH3, to. Số phản ứng xảy ra là


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6 Đáp án đúng

  • Câu D. 4

Giải thích:

Các đồng phân đơn chức, mạch hở có công thức phân tử là C2H4O2 là CH3COOH, HCOOCH3. CH3COOH là axit nên có thể tác dụng với Na, NaOH, NaHCO3, AgNO3/NH3. CH3COOH + Na --> CH3COONa + 0,5H2; CH3COOH + NaOH --> CH3COONa + H2O; CH3COOH + NaHCO3 --> CH3COONa + CO2 + H2O; CH3COOH + NH3 --> CH3COONH4; HCOOCH3 có phản ứng tráng bạc và NaOH. Chú ý: Nhiều bạn sẽ không chọn được đáp án vì đồng phân của C2H4O2 còn có OH−CH2−CHO. Nhưng các bạn quên rằng OH−CH2−CHO là tạp chức trong khi đề bài yêu cầu là đơn chức. Hoặc các axit trừ HCOOH sẽ không tham gia phản ứng tráng gương nhưng sẽ xảy ra phản ứng axit với bazơ.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Viết công thức cấu tạo các hợp chất sau: a) fomanđehit b) benzanđehit c) axeton d) 2-metylbutanal e) but -2-en-1-al g) axetophenon h) Etyl vinyl xeton i) 3-phenyl prop-2-en-1-al (có trong tinh dầu quế)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết công thức cấu tạo các hợp chất sau:

a) fomanđehit

b) benzanđehit

c) axeton

d) 2-metylbutanal

e) but -2-en-1-al

g) axetophenon

h) Etyl vinyl xeton

i) 3-phenyl prop-2-en-1-al (có trong tinh dầu quế)


Đáp án:

Tên gọi Công thức cấu tạo
fomanđehit HCHO
benzanđehit C6H5-CHO
axeton CH3-CO-CH3
2-metylbutanal CH3 CH2 CH(CH3 )CHO
but -2-en-1-al CH3-CH=CH-CH=O
axetophenon CH3-CO-C6H5
Etyl vinyl xeton CH3 CH2-CO-CH=CH2
3-phenyl prop-2-en-1-al (có trong tinh dầu quế) C6H5-CH=CH-CHO

Xem đáp án và giải thích
Carbohidrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cacbonhidrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường ?

Đáp án:
  • Câu A. Glucozơ

  • Câu B. Mantozơ

  • Câu C. Fructozơ

  • Câu D. Saccarozơ

Xem đáp án và giải thích
Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiều liên kết peptit trong một tripeptit? Viết công thức cấu tạo và gọi tên các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH, viết tắt là Phe).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiều liên kết peptit trong một tripeptit?

Viết công thức cấu tạo và gọi tên các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH, viết tắt là Phe).


Đáp án:

Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.

Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α - amino axit.

Trong tripeptit có ba liên kết peptit

Các công thức cấu tạo của tripeptit:

Gly-Ala-Phe; Gly-Phe-Ala; Phe-Gly-Ala;

Phe-Ala-Gly; Ala-Gly-Phe; Ala-Phe-Gly.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 58 gam muối CuSO4.5H2O trong nước, được 500 ml dung dịch. a. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã pha chế. b. Cho dần mạt sắt đến dư vào dung dịch trên. Trình bày hiện tượng quan sát được và giải thích. Viết phương trình hóa học dạng phân tử và dạng ion rút gọn. Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng. Khối lượng kim loại sau phản ứng tăng hay giảm là bao nhiêu gam?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 58 gam muối CuSO4.5H2O trong nước, được 500 ml dung dịch.

a. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã pha chế.

b. Cho dần mạt sắt đến dư vào dung dịch trên. Trình bày hiện tượng quan sát được và giải thích. Viết phương trình hóa học dạng phân tử và dạng ion rút gọn. Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng. Khối lượng kim loại sau phản ứng tăng hay giảm là bao nhiêu gam?


Đáp án:

1 mol CuSO4.5H2O (250 g) có 1 mol CuSO4 (160 g)

⇒ 58 g CuSO4.5H2O có 0,232 mol CuSO4

a. CM CuSO4 = 0,232 : 0,5 = 0,464 M

b. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Hiện tượng: mạt sắt tan dần, màu xanh của dung dịch nhạt dần có chất màu đỏ xuất hiện

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

Fe → Fe2+ + 2e

Fe là chất khử

Cu2+ + 2e → Cu

Cu2+ là chất oxi hóa

* Theo phương trình phản ứng :

1 mol Fe(56) phản ứng với 1 mol CuSO4 tạo ra 1 mol Cu(64) khối lượng tăng 8 g.

⇒ Fe phản ứng với 0,232 mol CuSO4 tạo ra 0,232 mol Cu(64) khối lượng tăng 1,856 g.

Xem đáp án và giải thích
Trong pin điện hóa, sự oxi hóa chỉ xảy ra ở đâu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong pin điện hóa, sự oxi hóa chỉ xảy ra ở đâu?


Đáp án:

Trong pin điện hóa, sự oxi hóa chỉ xảy ra ở cực âm.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…