Cho kali iotua tác dụng với kali pemanganat trong dung dịch axit sunfuric, ngựời ta thu dựợc l,2g mangan (II) sunfat.
a) Tính số gam iot tạo thành.
b) Tính khối lượng kalii otua tham gia phản ứng.
a)Tính số gam iot tạo thành
Phản ứng xảy ra:
10KI + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 6K2SO4 + 2MnSO4 + 5I2 + 8H2O (1)
Ta có: nMnSO4 = 1,2/151 mol
Theo (1): nI2 = 5/2. nMnSO4 ≈ 0,02mol
⇒ Khối lượng iot tạo thành là: 0,02. 254 = 5,08 (gam)
b)Tính khối lượng kali iotua tham gia phản ứng:
(1) => nKI = 5nKMnO4 = 5.1,2/151 = 0,04 mol
⇒ Khối lượng kali iotua tham gia phản ứng là:
mKI = 0,04. 166 = 6,64 (g)
Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50,0 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Tìm V?
Gọi công thức của oxit kim loại là M2On.
Ta có: M2On → M2(SO4)n
O → SO42-
1 mol → mtăng = 96 -16 = 80 gam
x mol → mtăng = 80x = 50 – 20 = 30 gam
→ x = nO/oxit = 30/80 = 0,375 mol
Khi khử oxit bằng CO ta có: nO/oxit = nCO = 0,375 mol
→ VCO = 0,375.22,4 = 8,4 l
Có ba ống nghiệm không dán nhãn đựng ba dung dịch axit đặc riêng biệt là Chỉ dùng một hóa chất, hãy nêu cách phân biệt mỗi ống nghiệm trên. Viết các phương trình hóa học.
Dùng Cu kim loại có thể nhận ra từng axit:
Cho mẫu Cu vào 3 ống nghiệm đựng riêng biệt từng axit và đun nóng. Nếu có khí không màu, mùi hắc thoát ra, dung dịch chuyển thành màu xanh thì đó là đặc :
Nếu có khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển màu xanh, axit đó là :
Nếu không có hiện tượng gì, đó là HCl đặc.
Tính thể tích khí oxi (đktc) phản ứng khi đốt cháy hết 3,6 g C ?
nC = 0,3 mol
C + O2 --t0--> CO2
0,3 → 0,3 (mol)
Vậy VO2 = 0,3.22,4 = 6,72 lít
Cho 19,2g kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). Xác định kim loại M?
Ta có nNO = 4,48 / 22,4 = 0,2 mol.
3M + 4HNO3 → 3M(NO3)n + nNO + 2H2O.
nM = 0,6 / n.
MM = 32n.
=> n = 2 => M = Cu.
Sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng chảy. Hãy tính khối lượng Al2O3 và than chì (C) cần dùng để sản xuất được 5,4 tấn nhôm. Cho rằng toàn bộ lượng khí oxi sinh ra ở cực dương đã đốt cháy than chì thành cacbon đioxit
mAl = 5,4 tấn = 5,4.106 gam ⇒ nAl = 0,2.106 mol
2Al2O3 → 4Al + 3O2
C + O2 → CO2
Theo pt: nAl2O3 = 1/2 . nAl = 0,1. 106 mol
nC = nO2 = 3/4 . nAl = 0,15. 106 mol
Khối lượng Al2O3 cần dùng: mAl2O3 = 0,1.106.102 = 10,2.106 (g) = 10,2 (tấn)
Khối lượng than chì cần dùng mC = 0,15.106.12 = 1,8.106 (g) = 1,8 tấn
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet