Ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do trong khí thải có ?

Đáp án:
  • Câu A. NO2.

  • Câu B. H2S. Đáp án đúng

  • Câu C. CO2.

  • Câu D. SO2.

Giải thích:

Chọn B. - Phản ứng: CuSO4 + H2S → CuS↓ den + H2SO4

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 6,4 gam Cu tác dụng hoàn toàn với H2SO4 đặc, nóng thì khối lượng dung dịch thu được
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,4 gam Cu tác dụng hoàn toàn với H2SO4 đặc, nóng thì khối lượng dung dịch thu được bao nhiêu?


Đáp án:

Cu (0,1) + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 (0,1 mol) + 2H2O

mSO2 = 0,1.64 = 6,4 = mCu ⇒ khối lượng dung dịch không thay đổi

Xem đáp án và giải thích
Cho 31,6 gam hỗn hợp gồm Cu và Cu(NO3)2 vào một bình kín, không chứa không khí rồi nung bình ở nhiệt độ cao để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn có khối lượng giảm 9,2 gam so với ban đầu. Cho lượng chất rắn này tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy có khí NO thoát ra. Tính khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 31,6 gam hỗn hợp gồm Cu và Cu(NO3)2 vào một bình kín, không chứa không khí rồi nung bình ở nhiệt độ cao để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn có khối lượng giảm 9,2 gam so với ban đầu. Cho lượng chất rắn này tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy có khí NO thoát ra. Tính khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu 


Đáp án:

Chất rắn + HNO3 → NO nên trong chất rắn có Cu dư.

→ O2 đã phản ứng hết, khí thoát ra chỉ có NO2.

→ nNO2 = 0,2 mol

Bảo toàn N → nCu(NO3)2 = 0,1 mol → mCu(NO3)2 = 188.0,1 = 18,8g

→ mCu = 12,8 gam

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử vàng có 79 electron ở vỏ nguyên tử. Điện tích hạt nhân của nguyên tử vàng là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử vàng có 79 electron ở vỏ nguyên tử. Điện tích hạt nhân của nguyên tử vàng là bao nhiêu?


Đáp án:

Điện tích hạt nhân là +1,26.10-17 C, hoặc kí hiệu là 79+.

Xem đáp án và giải thích
Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng: a) Nhôm b) Thủy tinh c) Chất dẻo
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng:

a) Nhôm

b) Thủy tinh

c) Chất dẻo


Đáp án:

a) Ba vật thể được làm bằng nhôm: Ấm đun bằng nhôm, vành xe đạp, chảo nhôm.

b) Ba vật thể được làm bằng thủy tinh: Lọ cắm hoa, ống nghiệm thủy tinh, bình thủy tinh hình nón.

c) Ba vật thể được làm bằng chất dẻo: Bình đựng nước uống tinh khiết, ruột bút bi, bịch nilon.

Xem đáp án và giải thích
Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một trong 3 hỗn hợp sau: Fe và FeO; Fe và Fe2O3: FeO và Fe2O3. Hãy dẫn ra cách nhận biết hỗn hợp chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một trong 3 hỗn hợp sau: Fe và FeO; Fe và Fe2O3: FeO và Fe2O3. Hãy dẫn ra cách nhận biết hỗn hợp chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

- Lấy chất trong từng lọ đem hòa tan bằng dung dịch HCl nhận ra hỗn hợp có chứa FeO và Fe2O3 và tan nhưng không sinh ra khí. 2 hỗn hợp kia tan và kèm theo hiện tượng thoát khi:

FeO + 2HCl → FeCl2 + H20

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

- Lấy phần dung dịch của hai hỗn hợp chưa nhận được, nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào

+ Nhận ra hỗn hợp ban đầu là Fe và FeO do tạo dung dịch FeCl2 khi tác dụng với NaOH tạo ra kết tủa màu trắng xanh

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

+ Nhận ra hỗn hợp ban đầu là Fe và Fe2O3 do tạo dung dịch hỗn hợp FeCl2 và FeCl3 khi tác dụng với NaOH tạo kết tủa trắng xanh lẫn nâu đỏ

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaCl

FeCl2 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ nâu đỏ + 3NaCl

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…