Muốn pha 350 ml dung dịch NaOH nồng độ 1M từ dung dịch NaOH 2M thì thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Muốn pha 350 ml dung dịch NaOH nồng độ 1M từ dung dịch NaOH 2M thì thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy bao nhiêu?


Đáp án:

Số mol NaOH có trong 350 ml dung dịch NaOH 1M là:

n = CM.V = 0,35 mol

Thể tích dung dịch NaOH 2M chứa 0,35 mol NaOH là:

V = 0,35/2 = 0,175 lít = 175 ml

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 15 gam trong 340 gam dung dịch AgNO3 6%. Khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25%. Tính khối lượng vật sau phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 15 gam trong 340 gam dung dịch AgNO3 6%. Khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25%. Tính khối lượng vật sau phản ứng


Đáp án:

phản ứng Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.

ban đầu có nAgNO3 ban đầu = (340. 0,06)/170 = 0,12 mol.

khối lượng AgNO3 giảm 25% tức đã phản ứng 0,25. 0,12 = 0,03 mol.

Nghĩa là có 0,015 mol Cu phản ứng với 0,03 mol AgNO3

→ mvật Cu sau phản ứng = 15 – 0,015. 64 + 0,03. 108 = 17,28 gam.

Xem đáp án và giải thích
Tích số ion của nước là gì và bằng bao nhiêu ở 25oC?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Tích số ion của nước là gì và bằng bao nhiêu ở 25oC?


Đáp án:

Tích số ion của nước là tích số của nồng độ H+ và nồng độ OH- ([H+][OH- ] ) trong nước và cả trong các dung dịch loãng của các chất khác nhau. Ở 25oC bằng thực nghiệm, người ta xác định được [H+] = [OH-] = 10-7 (M).

Vậy tích số ion của nước (ở 25oC) là [H+][OH-] = 10-14.

Xem đáp án và giải thích
Tủ lạnh dùng lâu ngày thường có mùi hôi. Để khử mùi người ta thường cho vào tủ lạnh một mẩu than gỗ. Than gỗ lại có khả năng khử mùi hôi là vì
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tủ lạnh dùng lâu ngày thường có mùi hôi. Để khử mùi người ta thường cho vào tủ lạnh một mẩu than gỗ. Than gỗ lại có khả năng khử mùi hôi là vì sao?


Đáp án:

Tủ lạnh dùng lâu ngày thường có mùi hôi. Để khử mùi người ta thường cho vào tủ lạnh một mẩu than gỗ. Than gỗ lại có khả năng khử mùi hôi là vì than gỗ có khả năng hấp phụ các khí có mùi hôi.

Xem đáp án và giải thích
Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh và khối lượng oxi tham gia phản ứng bằng nhau và bằng 1,6 gam. Tính khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh và khối lượng oxi tham gia phản ứng bằng nhau và bằng 1,6 gam. Tính khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra.


Đáp án:

Theo định luật bảo toàn khối lượng có:

mSO2 = mS + mO2 = 1,6 + 1,6 = 3,2g

Xem đáp án và giải thích
Ion Na+ có tồn tại hay không, nếu ta thực hiện các phản ứng hóa học sau: a. NaOH tác dụng với dung dịch HCl. b. NaOH tác dụng với dung dịch CuCl2. c. Phân hủy NaHCO3 bằng nhiệt. d. Điện phân NaOH nóng chảy. e. Điện phân dung dịch NaOH. g. Điện phân NaCl nóng chảy. Giải thích cho câu trả lời và viết phương trình hóa học minh hoạ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Ion Na+ có tồn tại hay không, nếu ta thực hiện các phản ứng hóa học sau:

a. NaOH tác dụng với dung dịch HCl.

b. NaOH tác dụng với dung dịch CuCl2.

c. Phân hủy NaHCO3 bằng nhiệt.

d. Điện phân NaOH nóng chảy.

e. Điện phân dung dịch NaOH.

g. Điện phân NaCl nóng chảy.

Giải thích cho câu trả lời và viết phương trình hóa học minh hoạ.


Đáp án:

a) NaOH + HCl → NaCl + H2O

b) NaOH + CuCl2 → NaCl + Cu(OH)2

c) 2NaHCO3 → Na2CO3 + H2O + CO2

d) 4NaOH → 4Na + O2 + 2H2O

e) H2O → 2H2 + O2

g) 2NaCl → 2Na + Cl2

lon Na+ chỉ bị khử trong phản ứng điện phân nóng chảy (phản ứng d, g) còn trong các phản ứng khác nó vẫn giữ nguyên số oxi hóa +1.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…