Tổng số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13. a) Xác định nguyên tử khối.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tổng số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13.

a) Xác định nguyên tử khối.

b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.

(Cho biết: các nguyên tố có số hiệu nguyên từ từ 2 đến 82 trong bảng tuần hoàn thì)


Đáp án:

a) Gọi tổng số hạt proton, tổng số hạt notron, tổng số hạt electron lần lượt là Z, N, E.

Ta có N + Z + E = 13 vì Z = E nên 2Z + N = 13 (1)

Mặt khác từ nguyên tố số 2 đến nguyên tố 82 trong bảng tuần hoàn thì:

→ Z ≤ N ≤ 1,5Z

Từ (1)

⇒ Z ≤ 13-2Z ≤ 1,5Z

⇒ 3Z ≤ 13 ≤ 3,5Z

⇒ 3,7 ≤ Z ≤ 4,3

Vì Z nguyên dương nên chọn Z = 4, suy ra N = 13 – 4 – 4 = 5. Vậy nguyên tử khối của nguyên tố là 4 + 5 = 9.

b) Z = 4 nên có cấu hình electron : 1s22s2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy tìm công thức hoá học của những oxit có thành phần khối lượng như sau : a) S : 50% ; b) C : 42,8% ; c) Mn : 49,6% ; d) Pb : 86,6%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tìm công thức hoá học của những oxit có thành phần khối lượng như sau :

a) S : 50% ; b) C : 42,8% ; c) Mn : 49,6% ; d) Pb : 86,6%.


Đáp án:

a) Đặt công thức hoá học của oxit lưu huỳnh là SxOy, ta có :

x:y = 50/32 : 50/ 16 = 1:2

Oxit của lưu huỳnh có công thức hoá học là SO2.

b) C: 42,8% ⇒ O: 57,2%

Gọi công thức oxit là: CxHy

⇒ x : y = 42,8/12 : 57,2/16 = 1 : 1

Vậy oxit là: CO

c) Mn: 49,6% ⇒ O: 50,4%

Gọi công thức là: MnxOy

x : y = 49,6/55 : 50,4/16 = 2 : 7

Vậy oxit là: Mn2O7

d) Pb: 86,6% ⇒ O: 13,4%

Gọi công thức của oxit là: PbxOy

x : y = 86,6/207 : 13,4/16 = 1 : 2

Vậy công thức oxit là: PbO2

Xem đáp án và giải thích
Hãy so sánh phân tử khí oxi nặng hay nhẹ hơn bằng bao nhiêu lần so với phân tử nước , phân tử muối ăn và phân tử khí metan (về chất khí này xem bài tập 6).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy so sánh phân tử khí oxi nặng hay nhẹ hơn bằng bao nhiêu lần so với phân tử nước , phân tử muối ăn và phân tử khí metan (về chất khí này xem bài tập 6).

 

Đáp án:

Phân tử khối của phân tử khí oxi (gồm 2 nguyên tử oxi) bằng 16.2 = 32 đvC

Phân tử khối của phân tử nước (gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O) bằng 2.1 +16 = 18 đvC

Phân tử khối của phân tử muối ăn (gồm 1 nguyên tử Na và 1 nguyên tử Cl) bằng 23 + 35,5 = 58,5 đvC

Phân tử khối của phân tử khí metan (gồm 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H) bằng 12 + 4 = 16 đvC

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch X có chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,24 mol HCl. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa được bao nhiêu gam Cu (Biết các phản ứng tạo khí NO là sản phẩm khử duy nhất ).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch X có chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,24 mol HCl. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa được bao nhiêu gam Cu (Biết các phản ứng tạo khí NO là sản phẩm khử duy nhất ).


Đáp án:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

0,09    0,24    0,3

2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+

0,1      0,05

→ mCu = (0,05 + 0,09 ). 64 = 8,96 gam

Xem đáp án và giải thích
Glucose
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Lên men m gam glucozơ thu được etanol và khí CO2 (hiệu suất đạt 72%). Hấp thụ hết khí CO2 bằng nước vôi trong thu được 40 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 4,8 gam. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 135,0

  • Câu B. 90,0

  • Câu C. 100,0

  • Câu D. 120,0

Xem đáp án và giải thích
Kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hòa tan hết 8,1 gam kim loại X vào dung dịch HCl lấy dư thấy thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Nhận xét về kim loại X là đúng

Đáp án:
  • Câu A. X có độ dẫn điện lớn hơn so với Cu

  • Câu B. X là kim loại nhẹ hơn so với nước.

  • Câu C. X tan cả trong dung dịch HCl và NH3.

  • Câu D. X là kim loại có tính khử mạnh.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…