Cho 6,4 gam Cu tác dụng hoàn toàn với H2SO4 đặc, nóng thì khối lượng dung dịch thu được bao nhiêu?
Cu (0,1) + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 (0,1 mol) + 2H2O
mSO2 = 0,1.64 = 6,4 = mCu ⇒ khối lượng dung dịch không thay đổi
Câu A. Dung dịch CuSO4 dùng trong nông nghiệp dể chữa mốc sương cho cà chua.
Câu B. Nhỏ C2H5OH vào CrO3 thấy hiện tượng bốc cháy.
Câu C. Nhỏ dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch CuSO4 có kết tủa xanh lam.
Câu D. Cu là kim loại màu đỏ, thuộc kim loại nặng, mềm và dễ dát mỏng.
Có thể tồn tại đồng thời những chất sau trong một bình chứa được không?
a) Khí hiđro sunfua H2S và khí lưu huỳnh đioxit SO2
b) Khí oxi O2 và khí clo Cl2
c) Khí hiđro iotua HI và khí clo Cl2
a) Khí hiđro sunfua H2S và khí SO2 không cùng tồn tại trong một bình chứa vì H2S chất khử mạnh, SO2 là chất oxi hóa.
2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
b) Khí oxi và khí clo có thể tồn tại trong một bình vì O2 không tác dụng trực tiếp với Cl2
c) Khí HI và Cl2 không tồn tại trong một bình vì Cl2 là chất oxi hóa mạnh và HI là chất khử mạnh
Cl2 + 2HI → 2HCl + I2
X không phải là khí hiếm, nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p. Nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp electron ngoài cùng là 3s. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Xác định số hiệu nguyên tử của X và Y
• TH1: Y có phân lớp ngoài cùng là 3s1 → Y có cấu hình electron là 1s22s22p63s1
→ Y có 11e → Y có Z = 11.
X có số electron ở phân lớp ngoài cùng = 7 - 1 = 6 → X có phân lớp ngoài cùng là 3p6 → X là khí hiếm → loại.
• TH2: Y có phân lớp ngoài cùng là 3s2 → tương tự ta có Y có Z = 12.
Khi đó, X có lớp ngoài cùng là 3p5 → X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p5
→ X có 17 e → Z = 17.
Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của kim loại kiềm thổ?
Câu A. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của năng lượng ion hóa.
Câu B. Tính khử của kim loại tăng theo chiều giảm của năng lượng ion hóa.
Câu C. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của thế điện cực chuẩn.
Câu D. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của độ âm điện
Hòa tan hoàn toàn 5,2g 2 kim loại kiềm ở 2 chu kỳ liên tiếp nhau vào nước được 2,24 lit khí H2 (dktc). Hai kim loại đó là
Gọi công thức trung bình 2 kim loại kiềm là M
M + H2O -> MOH + 0,5H2
0,2 <- 0,1 mol
=> MM = 26g
=> 2 kim loại là Na(23) và K(39)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet