Dung dịch A có chứa CuSO4 và Fe2(SO4)3
a) Thêm Mg vào dung dịch A→ dung dịch B có 3 muối tan.
b) Thêm Mg vào dung dịch A → dung dịch C có 2 muối tan.
Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
a) Mg +Fe2(SO4)3 → MgSO4 + 2FeSO4 (1)
Mg + CuSO4→ MgS04 + Cu (2)
Dung dịch B có 3 muối là MgSO4, FeSO4 và CuSO4 dư.
b) Dung dịch C có 2 muối tan là MgSO4 và FeSO4.
Cho 2,22 gam hỗn hợp kim loại gồm K, Na và Ba vào nước được 500ml dung dịch X có pH = 13. Cô cạn dung dịch X được m gam chất rắn. Tìm m?
Ta có pH = 13⇒pOH = 14 – 13 =1
⇒ [OH-] = 0,1M ⇒ nOH- = 0,1 . 0,5 = 0,05 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
Ta có: m(bazơ) = m(kim loại) + mOH- = 2,22 + 0,05 .17 = 3,07 g
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau:
a) CH3NH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONa.
b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.
a) Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.
Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử:
Mẫu thử không có hiện tượng gì là NH2-CH2-COOH.
Hai mẫu thử còn lại làm quỳ tím hóa xanh là CH3NH2 và CH3
Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch hai chất này rồi đưa lại gần miệng ống nghiệm chứa HCl đặc, mẫu nào có hiện tượng khói trắng là CH3NH2, còn lại là CH3COONa.
CH3NH2 + HOH ⇄ CH3NH3+ + OH-
CH3COO- + HOH ⇄ CH3COOH + OH-
b) Trích mỗi chất một ít làm mẩu thử.
Dùng Cu(OH)2, nhận biết glixerol vì tạo dung dịch xanh lam đặc trưng.
Dùng Cu(OH)2 đun nóng, nhận biết CH3CHO vì tạo kết tủa đỏ gạch.
Dùng nước brom để nhận biết C6H5NH2 vì tạo kết tủa trắng.
Thế nào là lớp và phân lớp electron. Sự khác nhau giữa lớp và phân lớp electron?
- Lớp electron bao gồm các electron có mức năng lượng gần bằng nhau.
- Phân lớp electron bao gồm các electron có mức năng lượng bằng nhau.
Đun nóng một hỗn hợp bột gồm 2,97g Al và 4,08g S trong môi trường kín không có không khí, được sản phẩm là hỗn hợp rắn A. Ngâm A trong dung dịch HCl dư, thu được hỗn hợp khí B.
a) Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng.
b) Xác định thành phần định tính và khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
c) Xác định thành phần định tính và thể tích các chất trong hỗn hợp khí B ở điều kiện tiêu chuẩn.
a)
Số mol Al: 2,97/27 = 0,11 mol; số mol S: 4,08/32 = 0,1275 mol
2Al + 3S --t0--> Al2S3
Trước pu: 0,11 0,1275 0
Phản ứng: 0,085 0,1275 0,0425
Sau pu: 0,025 0 0,0425
2Al dư + 6HCl --> 2AlCl3 + 3H2
0,025 0,0375
Al2S3 + 6HCl ---> 2AlCl3 + 3H2S
0,0425 0,1275
b)
Hỗn hợp rắn A: Al2S3 0,0425 mol; Aldư 0,025 mol
mAl dư = 0,025.27 = 0,675 (gam); mAl2S2 = 0,0425.150 = 6,375 (gam)
c)Từ (2) ⇒ nH2= 0,0375 (mol) ⇒ VH2 = 0,0375.22,4 = 0,84 (lít)
Từ (3) ⇒ nH2S = 0,1275 (mol) ⇒ VH2S = 0,1275.22,4=2,856 (lít)
Đun sôi a gam một triglixerit X với dung dịch kali hiđroxit (dư) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,92 g glixerol và m gam hỗn hợp Y gồm muối của axit oleic (C17H33COOH) và 3,18 g muối của axit linoleic (C17H31COOH).
a) Tìm công thức cấu tạo có thể có của triglixerit trên.
b) Tính a.
a) n C3H5(OH)3 = 0,01mol
X là triglixerit của glixerol với axit oleic và axit linoleic nên có công thức dạng (C17H31COO)xC3H5(OOCC17H33)y, với x + y = 3.
Phản ứng của X với KOH :
(C17H31COO)xC3H5(OOCC17H33)y + 3KOH → xC17H31COOK + yC17H33COOK + C3H5(OH)3
Từ pt: nC17H31COOK = x.n C3H5(OH)3 = 0,01x mol = = 0,01 mol
→ x = 1 →y = 2
X có công thức cấu tạo : C17H31COOC3H5(OOCC17H33)2.
b) Ta có : nC17H33COOK = 0,02 mol ⟹ mC17H33COOK = 0,02.320 = 6,4 (g)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có :
a = (0,92 + 6,4 + 3,18)- 0,03.56 = 8,82 (g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB