Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy, thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 g kim loại ở catot. Hãy xác định công thức phân tử của muối kim loại kiềm.
CT muối clorua của KL kiềm là MCl
2MCl -dpnc→ 2M + Cl2
Khí ở anot là Cl2. Số mol Cl2: nCl2 = 0,04 mol
Số mol M là: nM = 0,04. 2 = 0,08 (mol)
M = 3,12/0,08 = 39
→ M là K
Công thức muối KCl
Câu A. 18
Câu B. 20
Câu C. 23
Câu D. 25
Tổng số hạt proton, notron, electron của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28.
a) Tính nguyên tử khối.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
a)Tính nguyên tử khối.
Gọi tổng số hạt p là Z, tổng số hạt n là N, tổng số hạt e là E, ta có: Z + N + E = 28
Vì Z = E nên suy ra: 2Z + N = 28.(1)
Các nguyên tử có Z < 83. Mặt khác
→ Z ≤ N ≤ 1,5Z
Từ (1) ⇒ Z < 28 - 2Z < 1,5Z
⇔ 3Z ≤ 28 ≤ 3,5Z → 8 ≤ Z ≤ 9,33
Z nguyên dương nên chọn Z = 8 và 9.
A = Z + N
Z | 8 | 9 |
N | 12 | 10 |
Nếu Z = 8 → A = 20 (loại vì nguyên tố có Z = 8 thì A = 16).
Nếu Z = 9 → A = 19 chấp nhận vì nguyên tố có Z = 9 thì A = 19.
b) Nguyên tố thuộc nhóm VIIA nên có 7e lớp ngoài cùng:
Cấu hình electron: 1s22s22p5.
Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. Lấy ví dụ minh họa.
* Về mặt phản ứng: trùng hợp và trùng ngưng đều là các quá trình kết hợp (thực hiện phản ứng cộng) các phân tử nhỏ thành phân tử lớn
* Về monome:
- Monome tham gia phản ứng trùng hợp là phải có liên kết bội hoặc vòng không bền.
- Monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.
Phân tử khối của polime trong trùng hợp bằng tổng của n monome tham gia trùng hợp.
Phân tử khối của monome trong trùng ngưng cũng bằng tổng của n monome tham gia trùng ngưng trừ đi các phân tử nhỏ giải phóng ra.
Giải thích tại sao dung dịch HCl trong nước dẫn điện, còn dung dịch HCl trong benzen không dẫn điện.
Dung dịch HCl trong nước chứa các ion H+ và Cl- (do sự phân li của các phân tử HCl) chuyển động tự do, nên dẫn điện.
Dung dịch HCl trong benzen không chứa các ion, vì các phân tử HCl trong dung môi này không phân li ra ion được, nên không dẫn điện.
Cho biết phản ứng thuận nghịch sau:
H2(k) + I2(k) ⇌ 2HI(k)
Nồng độ các chất lúc cân bằng ở nhiệt độ 430oC như sau:
[H2] = [I2] = 0,107M; [HI] = 0,786M
Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng ở 430oC.
Biểu thức tính hằng số cân bằng: Kc = ([HI]2)/([H2][I2])
Thay các giá trị [HI] = 0,786M; [H2] = [I2] = 0,107M
=> Kc = 53,96
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB