Đun nóng ống nghiệm có chứa một ít đường. Đường trắng chuyển dần thành màu đen, đồng thời có những giọt nước ngưng trên thành ống nghiệm. Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra là gì?
Dấu hiệu:
- Đường trắng chuyển thành màu đen.
- Có giọt nước ngưng trên thành ống nghiệm.
Có nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng không? Giải thích.
Nếu dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi hoặc vữa thì
Các dụng cụ này sẽ bị chóng hư vì trong vôi, nước vôi hoặc vữa đều có chứa Ca(OH)2 là một chất kiềm nên tác dụng được với Al2O3 (vỏ bọc ngoài các đồ dùng bằng nhôm), sau đó đến Al bị ăn mòn.
Phương trình phản ứng:
Al2O3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + H2O
2Al + Ca(OH)2 + 2H2O → Ca(AlO2)2 + 3H2 ↑ .
Cho m gam hỗn hợp X gồm các triglixerit tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và a gam hỗn hợp muối của axit oleic và axit stearic. Hiđro hóa m gam X cần dùng 0,02 mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu được triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,08 mol. Giá trị của a là
Y no và có K = 3 nên nX = nY = 0,08/2 = 0,04 mol
=> n tổng muối = 3nx = 0,12 mol
nC17H33COOK = nH2 = 0,2 mol
=> nC17H35COOK = 0,12 - 0,02 = 0,1 mol
=> a = 38,6g
Các chất đều có dạng Cn(H2O)m nên ta có: nCO2 = nO2 = 0,2 mol
=> nCaCO3 = 0,2 mol
=> mkt = 20g
Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là gì?
Khi cho dung dịch FeSO4 vào trong hỗn hợp Zn và HCl thì xảy ra thêm phản ứng
Zn + Fe2+ → Fe + Zn2+
Phản ứng này tạo ra lớp sắt bám trên bề mặt kẽm làm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa và vì vậy khiến kẽm bị ăn mòn mạnh hơn.
Hợp chất H có công thức MX2 trong đó M chiếm 140/3% về khối lượng, X là phi kim ở chu kỳ 3, trong hạt nhân của M có số proton ít hơn số nơtron là 4; trong hạt nhân của X có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong 1 phân tử A là 58. Cấu hình electron ngoài cùng của M là gì?
Tổng số proton trong MX2 là 58 hạt → ZM + 2.ZX = 58
Trong hạt nhân M có số notron nhiều hơn số hạt proton là 4 hạt → -ZM + NM = 4
Trong hạt nhân X, số notron bằng số proton → ZX = NX
MA = ZM + NM + 2.ZX + 2.NX = (ZM + 2.ZX ) + NM + 2NX= 58 + NM + 58 - ZM = 116 + NM- ZM
M chiếm 46,67% về khối lượng → ZM + NM = 7.(116 + NM - ZM)/15 → 22ZM + 8NM = 812
Ta có hệ
→ X là S.
Cấu hình electron của M là [Ar]3d64s2.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB