Cho 26,8 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với 350 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được ancol T và m gam hỗn hợp Y gồm hai muối. Đốt cháy hoàn toàn T thu được 6,72 lít khí CO2(đktc) và 8,1 gam nước. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 26,8 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với 350 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được ancol T và m gam hỗn hợp Y gồm hai muối. Đốt cháy hoàn toàn T thu được 6,72 lít khí CO2(đktc) và 8,1 gam nước. Giá trị của m là


Đáp án:

n CO2 = 0,3 mol; n H2O = 0,45 mol => n ancol = 0,45 - 0,3 = 0,15 mol

=> C ancol = 0,3/015 = 2

=> C2H5OH

Vì este đơn chức mà n NaOH = 0,35 > n ancol

=> X chứa este của phenol

=> n H2O = (0,35 - 0,15):2 = 0,1 mol

Áp dụng BTKL ta có: 26,8 + 0,35.40 = m + 0,15.46 + 0,1.18

=> m = 32,1 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì như thế nào?


Đáp án:

Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì phi kim mạnh nhất là flo.

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu: a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất. b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn? c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn? d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm những nguyên tố phi kim điển hình? e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu:

a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất.

b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm những nguyên tố phi kim điển hình?

e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?


Đáp án:

a) Kim loại mạnh nhất: Cs; Phi kim mạnh nhất: F.

b) Các nguyên tố kim loại phân bố ở khu vực phía, bên trái BTH.

c) Các nguyên tố phi kim phân bố ở khu vực phía, bên phải BTH.

d) Nhóm IA gồm những nguyên tố kim loại điển hình. Nhóm VIIA gồm những nguyên tố phi kim loại điển hình.

e) Các nguyên tố khí hiếm thuộc nhóm VIIIA.

Xem đáp án và giải thích
Cho 3,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). a) Xác định tên hai kim loại kiềm và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b) Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng để trung hòa dung dịch kiềm trên và khối lượng muối clorua thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít khí H2 (đktc).

a) Xác định tên hai kim loại kiềm và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

b) Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng để trung hòa dung dịch kiềm trên và khối lượng muối clorua thu được.


Đáp án:

a) Đặt công thức chung cho 2 kim loại kiềm là M

M + H2O   -> MOH + 0,5H2

nM = 2nH2 = [2.1,12]/22,4 = 0,1 mol

=> MM = 3,1/0,1 = 31 g/mol

Vậy hai kim loại kiềm liên tiếp là Na(23) và K(39)

Theo sơ đồ đường chéo:

Na  23                                    8

                           31

K   39                                      8

nNa = nK = 0,1/2 = 0,05 mol

%mNa = [0,05.23]/3,1 . 100% = 37,1%

⇒ %mK = 100 – 37,1 = 62,9%

b) Phản ứng trung hòa

MOH + HCl → MCl + H2O

nHCl = nMOH = 0,1 mol

⇒ VHCl 2M = 0,1/2 = 0,05 lít = 50 ml

Khối lượng muối: mMCl = 0,1.(M + 35,5) = 6,65 gam

 

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức chứa mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b - c = 4a); Hiđro hoá m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam M với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất.rắn. Giá trị của m2 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức chứa mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b - c = 4a); Hiđro hoá m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam M với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất.rắn. Giá trị của m2 là


Đáp án:

b – c = 4a => trong phân tử có 5 liên kết π (3 liên kết π ở -COO- và 2 liên kết π ở mạch C)

1mol X + 2mol H2 => nX = 0,15 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: m1= 39 – 0,3.2 = 38,4 gam

m2= 38,4 +0,7.40 – 0,15.92 = 52,6 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ của phản ứng sau: Al + CuO → Al2O3 + Cu a) Lập phương trình hóa học của phản ứng. b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của bốn cặp chất trong phản ứng, tùy chọn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ của phản ứng sau:

   Al + CuO → Al2O3 + Cu

   a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

   b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của bốn cặp chất trong phản ứng, tùy chọn.


Đáp án:

 a) Phương trình hóa học:

   2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu

   b) Cứ 2 nguyên tử Al tác dụng với 3 phân tử CuO.

   Cứ 2 nguyên tử Al phản ứng tạo ra 1 phân tử Al2O3.

   Cứ 1 phân tử Al2O3 được tạo ra cùng với 3 nguyên tử Cu.

   Cứ 3 phân tử CuO phản ứng tạo ra 3 nguyên tử Cu.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tvxoilac tv
Loading…