Tùy thuộc nồng độ của dung dịch HNO3 kim loại nhôm có thể khử HNO3 thành NO2, NO, N2 hoặc NH4NO3. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng trên.
Các phương trình hóa học
Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
10Al + 36HNO3 → 10Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O
8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O
Tính khối lượng mol phân tử của các chất sau:
a. Chất A có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2,07.
b. Thể tích hơi của 3,3 gam chất khí X bằng thể tích của 1,76 gam khí oxi (đo cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất).
a) Vì dA/không khí = 2,07 ⇒ MA = 2,07.29 = 60
(vì Mkhông khí = 29)
b) Ta có:
nO2 = nX = 1,76/32 = 0,055 mol;
=> MX = 3,3 : 0,055 = 60
Hòa tan hoàn toàn 5,94g hỗn hợp hai muối clorua của 2 kim loại nhóm IIA vào nước được 100ml dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl- có trong dung dịch X trên ta cho toàn bộ lượng dung dịch X trên tác dụng với dung dịch AgNO3. Kết thúc thí nghiệm, thu được dung dịch Y và 17,22g kết tủa. Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y
17,22g kết tủa là AgCl; nAgCl = 0,12 mol
⇒ nCl- = 0,12 mol
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
nCl- = n NO3- = 0,12 mol( bằng số mol điện tích của cation)
mcation kim loại = mmuối clorua – mCl- = 5,94 – 0,12.35,5 = 1,68g
mmuối nitrat (Y) = mkim loại + mNO3- = 1,68 + 0,12.62 = 9,12g
Tiến hành thí nghiệm như ở bài tập 5 nhưng thay nước xà phòng bằng nước bột giặt. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích.
Ống nghiệm 1 và ống nghiệm 2 hiện tượng giống bài 5 do tác dụng của bột giặt giống xà phòng.
Nhưng ở ống nghiệm 3: nếu ở bài 5 xà phòng tạo ra kết tủa với ion Ca+ thì ở bài này bột giặt lại ít bị kết tủa với Ca2+ nên vẫn hòa tan được dầu ăn do đó ở ống nghiệm 3 hiện tượng xảy ra như ở ống nghiệm 2 là tạo hỗn hợp đồng nhất.
Trộn 10,8 gam bột nhôm với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 10,752 lít H2(đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm? (giả sử Fe3O4 chỉ bị khử thành Fe)
Theo bài ra ta có nAl = 0,4 mol, nFe3O4 = 0,15 mol
→ hiệu suất H = %Fe3O4 phản ứng
Phản ứng: 8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
Ban đầu: 0,4 0,15 (mol)
Phản ứng: 8x 3x 9x
Sau phản ứng: (0,4-8x) (0,15 – 3x) 9x
Theo PT 1,2 ta có nH2 = nFe + (3/2).nAl du
0,48 = 9x + (3/2).(0,4 – 8x)
→ x = 0,04 mol
Vậy hiệu suất H = % Fe3O4 = (0,04.3/0,15).100 = 80%
Xà phòng hóa hoàn toàn 2,96 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Câu A. 2,52.
Câu B. 3,28.
Câu C. 2,72.
Câu D. 3,36.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet