Trong số các chất dưới đây, chất nào thuộc loại đơn chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong số các chất dưới đây, chất nào thuộc loại đơn chất


Đáp án:
  • Câu A. Nước.

  • Câu B. Muối ăn.

  • Câu C. Thủy ngân. Đáp án đúng

  • Câu D. Khí cacbonic.

Giải thích:

Nước (H2O) là hợp chất, muối ăn (NaCl) là hợp chất, khí cacbonic (CO2) là hợp chất, thủy ngân (Hg) là đơn chất.

Chọn C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là:


Đáp án:
  • Câu A. electron và proton

  • Câu B. proton và nơtron

  • Câu C. nơtron và electron

  • Câu D. electron, proton và nơtron.

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch A là FeSO4 có lẫn tạp chất Fe2(SO4)3. Để xác định nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch A, người ta tiến hành những thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Thêm dần dần dung dịch NaOH vào 20ml dung dịch A cho đến dư, đun nóng. Lọc lấy kết tủa, nung ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi, được chất rắn duy nhất có khối lượng 1,2 gam. Thí nghiệm 2: Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào 20 ml dung dịch A, rồi nhỏ dần dần từng giọt dung dịch KMnO4 vào dung dịch trên lắc nhẹ. Khi đun dung dịch có màu hồng thì ngừng thí nghiệm, người ta đã dùng hết 10 ml dung dịch KMnO4 0,2 M. a. Giải thích quá trình thí nghiệm và viết các phương trình hóa học. b. Tính nồng độ mol của mỗi chất có trong dung dịch A ban đầu. c. Bằng phương pháp hóa học nào có thể loại bỏ được tạp chất trong dung dịch A ban đầu. Viết phương trình hóa học của phản ứng đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch A là FeSO4 có lẫn tạp chất Fe2(SO4)3. Để xác định nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch A, người ta tiến hành những thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Thêm dần dần dung dịch NaOH vào 20ml dung dịch A cho đến dư, đun nóng. Lọc lấy kết tủa, nung ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi, được chất rắn duy nhất có khối lượng 1,2 gam.

Thí nghiệm 2: Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào 20 ml dung dịch A, rồi nhỏ dần dần từng giọt dung dịch KMnO4 vào dung dịch trên lắc nhẹ. Khi đun dung dịch có màu hồng thì ngừng thí nghiệm, người ta đã dùng hết 10 ml dung dịch KMnO4 0,2 M.

a. Giải thích quá trình thí nghiệm và viết các phương trình hóa học.

b. Tính nồng độ mol của mỗi chất có trong dung dịch A ban đầu.

c. Bằng phương pháp hóa học nào có thể loại bỏ được tạp chất trong dung dịch A ban đầu. Viết phương trình hóa học của phản ứng đã dùng.


Đáp án:

a. Thí nghiệm 1:

FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4 (1)

Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3NaCl (2)

4Fe(OH)2  + O2   ---t0--> 2Fe2O3 + 4H2O (3)

Fe(OH)3  ---t0---> Fe2O3     + 3H2O (4)

Thí nghiệm 2:

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O (5)

nFeSO4 = 5nKMnO4 = 5.0,01.0,2 = 0,01 mol

Theo các phương trình hóa học (1,3) ⇒ nFe2O3 (3) = 1/2 . nFeSO4 = 0,005

⇒ nFe2(SO4)3 ban đầu = nFe2O3 – nFe2O3 (3) = 1,2/160 - 0,005 = 0,0025 mol

b. Xác định nồng độ mol

CM FeSO4 = 0,01/0,02 = 0,5 M

CM Fe2(SO4)3 = 0,0025/0,02 = 0,125 M

c. Ngâm một đinh sắt vào A sẽ loại được Fe2(SO4)3

Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO3 1,1M thu được dung dịch X chứa a gam muối và 3,584 lít (đktc) gồm khí N2, N2O có tỉ khối hơi với hidro là 19. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO3 1,1M thu được dung dịch X chứa a gam muối và 3,584 lít (đktc) gồm khí N2, N2O có tỉ khối hơi với hidro là 19. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?


Đáp án:

Giải

Ta có: n HNO3 = 2,42 mol; n hh khí = 0,16 mol

Sử dụng phương pháp đường chéo ta có: nN2 = 0,06 mol; nN2O = 0,1 mol

Ta thấy Al => có sản phẩm khử là NH4NO3

Mở rộng: Al, Zn, Mg tác dụng với HNO3 => sp khử có NH4NO3

BTNT N ta có: n HNO3 = 2nN2 + 2nN2O + 10nN2 + 8nN2O + 2nNH4NO3 + 8nNH4NO3

→ n HNO3 = 12nN2 + 10nN2O + 10nNH4NO3        

→ 2,42 = 12.0,06 + 10.0,1 + 10nNH4NO3

→ n NH4NO3 = 0,07 mol

BT e ta có: 3nAl = 10nN2 + 8nN2O + 8nNH4NO3

→ nAl = (10.0,06 + 8.0,1 + 8.0,07):3 = 49/75 mol = nAl(NO3)3

→ a = mAl(NO3)3 + mNH4NO3 = 213.(49/75) + 80.0,07 = 144,76g

Xem đáp án và giải thích
Oxi hóa hoàn toàn 4,92g một hợp chất A chứa C, H, O, N và O rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, bình chứa KOH thì thấy khối lượng bình chứa H2SO4 đặc tăng thêm 1,81mg, bình chứa KOH tăng thêm 10,56g. Ở thí nghiệm khác, khi nung 6,15g hợp chất A với CuO thì thu được 0,55l (đktc) khí N2. Hàm lượng phần trăm của Oxi trong A là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Oxi hóa hoàn toàn 4,92g một hợp chất A chứa C, H, O, N và O rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, bình chứa KOH thì thấy khối lượng bình chứa H2SO4 đặc tăng thêm 1,81mg, bình chứa KOH tăng thêm 10,56g. Ở thí nghiệm khác, khi nung 6,15g hợp chất A với CuO thì thu được 0,55l (đktc) khí N2. Hàm lượng phần trăm của Oxi trong A là bao nhiêu?


Đáp án:

mbình 1 tăng = mH2O = 1,81 ⇒ mH = 0,2g

mbình 2 tăng = mCO2 = 10,56g ⇒ mC = 2,88g

Nung 6,15g A ⇒ 0,55l N2

⇒ Nung 4,92g A ⇒ (4,92/6,15). 0,55 = 0,44l N2 ⇒ mN = 0,55g

⇒ mO = mA – mC – mH – mN = 1,29g

⇒ %mO = 1,29 : 4,92 .100% = 26,215%

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Ca, y mol CaC2 và z mol Al4C3 vào nước thì thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y, z là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Ca, y mol CaC2 và z mol Al4C3 vào nước thì thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y, z là gì?


Đáp án:

Chất tan là Ca(AlO2)2

Vậy: nAl = 2nCa => 4z = 2(x + y) => 2z = x + y

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…