Câu A. 5 Đáp án đúng
Câu B. 7
Câu C. 10
Câu D. 12
2CaOCl2 + H2O + CO2 → CaCO3 + CaCl2 + 2HClO SO2 + Ba(OH)2 → H2O + BaSO3 2KOH + 2NO2 → H2O + KNO2 + KNO3 CH3COOH + NH3 → CH3COONH4 NaOH + CH2=CH-COONH4 → H2O + NH3 + CH2=CH-COONa 5H2SO4 + 2P → 2H2O + 5SO2 + 2H3PO4 Fe + H2O → FeO + H2 2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 4H2O + SO2 + 2CO2 HCl + KHCO3 → H2O + KCl + CO2 Fe2O3 + 6HI → 3H2O + I2 + 2FeI2 Mg(HCO3)2 → H2O + MgCO3 + CO2 Br2 + C2H6 → C2H5Br + HBr H2O + 3NO2 → 2HNO3 + NO HCl + CH3CH(NH2)COONa → NaCl + CH3CH(NH3Cl)COOH 10HNO3 + 4Zn → 3H2O + NH4NO3 + 4Zn(NO3)2 3BaCl2 + Fe2(SO4)3 → 2FeCl3 + 3BaSO4 => 5 phản ứng tạo ra chất khí => Đáp án A
Oxit nào sau đây là oxit axit
Câu A. CrO
Câu B. Al2O3
Câu C. CrO3
Câu D. Fe2O3
Giải thích tại sao dung dịch HCl trong nước dẫn điện, còn dung dịch HCl trong benzen không dẫn điện.
Dung dịch HCl trong nước chứa các ion H+ và Cl- (do sự phân li của các phân tử HCl) chuyển động tự do, nên dẫn điện.
Dung dịch HCl trong benzen không chứa các ion, vì các phân tử HCl trong dung môi này không phân li ra ion được, nên không dẫn điện.
Nếu vô ý để giấm (xem bài 12.2, đã cho biết giấm là dung dịch chất nào) đổ lên nền gạch đá hoa ( trong thành phần có chất canxi cacbonat) ta sẽ quan sát thấy có bọt khí sủi lên.
a) Dấu hiệu nào cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra.
b) Viết phương trình chữ của phản ứng, biết rằng sản phẩm là các chất canxi axetat, nước và khí cacbon dioxit.
a) Có bọt khí sủi lên cho thấy chất khí sinh ra chứng tỏ đã xảy ra phản ứng hóa học
b) Axit axetic + canxi cacbonat → canxi axetat + nước + khí cacbon đioxit.
Trộn 300 ml dung dịch NaNO2 2M với 200 ml dung dịch NH4Cl 2M rồi đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thể tích khí thu được ở đktc bao nhiêu lít?
nNaNO2 = 0,6 mol; nNH4Cl = 0,4 mol
NH4Cl + NaNO2 -toC→ N2 + NaCl + 2H2O
nN2 = nNH4Cl = 0,4 mol ⇒ VN2 = 8,96 l
Dẫn khí H2S vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4, nhận thấy màu tím của dung dịch chuyển sang không màu và có vẩn đục màu vàng. Hãy:
a) Giải thích hiện tượng quan sát được.
b) Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng.
c) Cho biết vai trò của các chất phản ứng H2S và KMnO4.
a) Giải thích hiện tượng:
- Dung dịch mất màu do KMnO4(màu tím) sau phản ứng bị khử thành MnSO4 (không màu).
- Vẩn đục màu do H2S bị oxi hóa tạo lưu huỳnh không tan trong nước có màu vàng.
b) Phản ứng hóa học:
5H2S + 2KMnO4 + 3H2SO4 ---> 2MnSO4 + K2SO4 + 5S + 8H2O
c) Vai trò các chất: H2S: Chất khử; KMnO4: Chất oxi hóa.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB