Trong các lễ hội, en thường thấy các trường thả bóng. Những quả bóng đó có thể bơm bằng khí gì? Em hãy giải thích vì sao sau khi bơm các khí đó thì quả bóng bay lên được, còn bơm không khí thì bóng không bay được?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các lễ hội, en thường thấy các trường thả bóng. Những quả bóng đó có thể bơm bằng khí gì? Em hãy giải thích vì sao sau khi bơm các khí đó thì quả bóng bay lên được, còn bơm không khí thì bóng không bay được?


Đáp án:

 Những quả bóng có thể được bơm bằng khí hidro. Vì: dH2/kk = 2/29 = 1/15

 Nên khí hidro nhẹ hơn xấp xỉ bằng 1/15 không khí nên bóng bay được.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho a mol Mg vào dung dịch có chứa 0,01 mol CuSO4 và 0,01 mol FeSO4. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A có 2 muối. Vậy a có giá trị trong khoảng nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho a mol Mg vào dung dịch có chứa 0,01 mol CuSO4 và 0,01 mol FeSO4. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A có 2 muối. Vậy a có giá trị trong khoảng nào?


Đáp án:

Vì sau phản ứng thu được dung dịch có 2 muối nên hai muối là MgSO4 và FeSO4

Vì trong dung dịch còn FeSO4 nên suy ra Mg đã phản ứng hoàn toàn.

Xét 2 phản ứng:

Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu

Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe

Phản ứng 1 đã xảy ra hoàn toàn ( do đã hết muối CuSO4 trong dung dịch)

Phản ứng 2 có thể chưa xảy ra hoặc FeSO4 mới chỉ phản ứng một phần ( vẫn còn FeSO4 trong dung dịch)

Vậy tổng số mol Mg phải nằm trong khoảng 0,01 ≤ a ≤ 0,02

Xem đáp án và giải thích
Tại sao các phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ và phản ứng với muối cacbonat và dung dịch axit rất dễ xảy ra?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao các phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ và phản ứng với muối cacbonat và dung dịch axit rất dễ xảy ra?


Đáp án:

- Sản phẩm của phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit bazơ là muối và nước (H2O), mà nước là chất điện li yếu.

Ví dụ: Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

     - Sản phẩm của phản ứng giữa muối cacbonat và dung dịch axit là muối mới, và axit cacbonic (H2CO3) rất yếu, dễ dàng bị phân huỷ thành nước (H2O và khí cacbonic (CO2) Vậy sản phẩm cuối cùng sau phản ứng có chất dễ bay hơi (CO2) và chất điện li yếu (H2O).

Ví dụ: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

     - Theo điều kiện của phản ứng trao đổi thì phản ứng trên xảy ra được.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 28. Trong đó số hạt không mang điện chiếm khoảng 35,71% tổng các loại hạt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 28. Trong đó số hạt không mang điện chiếm khoảng 35,71% tổng các loại hạt. Tìm X?


Đáp án:

Gọi số hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử X lần lượt là p, n và e.

Nguyên tử trung hòa về điện nên số p = số e.

Nguyên tử có tổng số hạt là 28 nên p + e + n = 28

Hay 2p + n = 28 (1).

Số hạt không mang điện chiếm khoảng 35,71% tổng các loại hạt

=> (n/28).100% = 35,71% => n = 10

Thay n = 10 vào (1) được p = 9.

Vậy X là flo (F) vì nguyên tử F có 9 proton trong hạt nhân.

Xem đáp án và giải thích
Điều chế Cu bằng cách điện phân dung dịch Cu(NO3)2. a. Trình bày sơ đồ điện phân. b. Viết phương trình điện phân. c. Cho biết vai trò của nước trong quá trình điện phân.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Điều chế Cu bằng cách điện phân dung dịch Cu(NO3)2.

a. Trình bày sơ đồ điện phân.

b. Viết phương trình điện phân.

c. Cho biết vai trò của nước trong quá trình điện phân.


Đáp án:

a/ Sơ đồ:

Catot (-) <--- Cu(NO3)2 dung dịch ---> Anot (+)

Cu2+, H2O                                             NO3-, H2O

Cu2+  + 2e  --> Cu                                  2H2O --> O2 + 4H+  + 4e

b/ Phương trình điện phân

2Cu(NO3)2 + 2H2O → 2Cu + 4HNO3 + O2

c, H2O là chất nhường e ⇒ Chất khử.

Nồng độ của Cu2+ giảm.

Nồng độ của NO3- không thay đổi nồng độ của H+ tăng.

Xem đáp án và giải thích
Nhận định
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là sai?

Đáp án:
  • Câu A. Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α-amino axit.

  • Câu B. Tripeptit Gly–Ala–Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

  • Câu C. Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.

  • Câu D. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…