Viết công thức của các muối sau đây: a) Kali clorua; b) Canxi nitrat; c) Đồng sunfat; d) Natri sunfit; e) Natri nitrat; f) Canxi photohat; g) Đồng cacbonat.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết công thức của các muối sau đây:

   a) Kali clorua;    b) Canxi nitrat;

   c) Đồng sunfat;    d) Natri sunfit;

   e) Natri nitrat;    f) Canxi photohat;

   g) Đồng cacbonat.


Đáp án:

 Công thức các muối:

   a) KCl.    b) Ca(NO32.     c) CuSO4

   d) Na2SO3    e) NaNO3.    f) Ca3 (PO4)2. g) CuCO3.

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có ba kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết ba kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có ba kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết ba kim loại.


Đáp án:

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

– Nhỏ dung dịch NaOH lần lượt vào 3 ống nghiệm chứa 3 kim loại trên

    + Kim loại nào tác dụng và có bọt khí bay lên là Al

    + 2 kim loại còn lại (Fe, Ag) không tác dụng.

    PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑

- Cho dung dịch HCl vào hai kim loại Fe và Ag:

    + Kim loại nào tác dụng và có khí bay lên là Fe

    + Kim loại nào không tác dụng là Ag.

    PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là đúng?

Đáp án:
  • Câu A. Trùng ngưng caprolactam thu được tơ capron.

  • Câu B. Peptit, tinh bột, xenlulozơ và tơ lapsan đều bị thủy phân trong dung dịch NaOH loãng, đun nóng.

  • Câu C. Anilin và phenol đều làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.

  • Câu D. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

Xem đáp án và giải thích
Hãy phân biệt các chất trong nhóm sau: a) Etyl axetat, fomalin, axit axetic, etanol. b) Các dung dịch: axeanđehit, glixerol, axit acrrylic và axit axetic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phân biệt các chất trong nhóm sau:

a) Etyl axetat, fomalin, axit axetic, etanol.

b) Các dung dịch: axeanđehit, glixerol, axit acrrylic và axit axetic.


Đáp án:

a) - Dùng quỳ tím:

Nhận biết được CH3COOH vì làm quỳ tím hóa đỏ.

- Dùng AgNO3/NH4 (phản ứng tráng gương):

Nhận biết fomalin vì tạo kết tủa Ag.

HCHO + 4[Ag(NH3)2](OH) → (NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O

- Dùng Na:

Nhận biết được C2H5OH vì sủi bọt khí H2, mẫu còn lại là etyl axetat.

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

b) Dùng quỳ tím nhận được hai nhóm chất sau:

    + Nhóm làm quỳ tím hóa đỏ là CH2=CHCOOH và CH3COOH (nhóm I)

    + Nhóm không đổi màu quỳ tím CH3CHO và C3H8O3 (nhóm II)

- Nhóm I. Dùng dung dịch Br2 nhận biết được CH2=CHCOOH vì chất làm mất màu dung dịch Br2. Mẫu còn lại là CH3COOH.

CH2=CHCOOH + Br2 → CH2Br-CHBrCOOH

- Nhóm II. Dùng phản ứng tráng gương nhận biết được CH3CHO vì tạo ra kết tủa Ag. Mẫu còn lại là C3H8O3.

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2](OH) → CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Khi cần pha chế một dung dịch chuẩn để chuẩn độ thể tích cần dùng dụng cụ nào sau đây?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi cần pha chế một dung dịch chuẩn để chuẩn độ thể tích cần dùng dụng cụ nào sau đây?



Đáp án:
  • Câu A. Bình cầu.

  • Câu B. Bình định mức.

  • Câu C. Bình tam giác.

  • Câu D. Cốc thủy tinh.

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền chữ A vào tên thông thường, chữ B vào sau tên thay thế và C sau tên gốc – chức. a) Pentan [] b) isopentan [] c) neopentane [] d) – metylpropan [] e) isobutane [] g) 3- metylpentan []
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền chữ A vào tên thông thường, chữ B vào sau tên thay thế và C sau tên gốc – chức.

a) Pentan []

b) isopentan []

c) neopentane []

d) – metylpropan []

e) isobutane []

g) 3- metylpentan []


Đáp án:

a b c d e g
B A A B A B

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…