Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit. Lấy các thí dụ minh họa và viết phương trình điện li của chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit. Lấy các thí dụ minh họa và viết phương trình điện li của chúng.

 

Đáp án:

1. Axit

Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Ví dụ: HCl → H+ + Cl

+ Những axit mà tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion H+ gọi là các axit nhiều nấc.

Ví dụ : H2SO4, H3PO4

+ Những axit mà tan trong nước phân li 1 nấc ra ion H+ gọi là các axit một nấc.

2. Bazo

Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–.

Ví dụ : KOH → K+ + OH–

+ Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.

Zn(OH)2 ⇔ Zn2+ + 2OH–

Zn(OH)2 ⇔ ZnO22- + 2H+

3. Muối

Muối là hợp chất, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.

Ví dụ : K2CO3 → 2K+ + CO32-

+ Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không có khả năng phân li ra ion H+.

+ Muối axit là muối mà anion gốc axit có khá năng phân li ra ion H+

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Ở Việt Nam có những loại quặng sắt nào ? Viết công thức hoá học và cho biết địa điểm của những loại quặng đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ở Việt Nam có những loại quặng sắt nào ? Viết công thức hoá học và cho biết địa điểm của những loại quặng đó.


Đáp án:

Ở Việt Nam có loại quặng hematit (Fe2O3) ở Trại Cau, tỉnh Thái Nguyên.. Vì vậy, nước ta đã xây dựng khu công nghiệp gang - thép ở Thái Nguyên...

Xem đáp án và giải thích
Biểu thức liên hệ số mol
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho x mol Fe tác dụng với dung dịch chứa y mol AgNO3. Để dung dịch sau phản ứng tồn tại các ion Fe3+, Fe2+ thì giá trị của a = y : x là

Đáp án:
  • Câu A. 3 < a < 3,5.

  • Câu B. 1 < a < 2.

  • Câu C. 0,5 < a < 1.

  • Câu D. 2 < a < 3.

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu các định nghĩa axit và bazơ theo thuyết A-rê-ni-út và Bron-stêt. Lấy các thí dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phát biểu các định nghĩa axit và bazơ theo thuyết A-rê-ni-út và Bron-stêt. Lấy các thí dụ minh họa.


Đáp án:

* Theo thuyết A-rê-ni-út:

- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Thí dụ : HCl → H+ + Cl-

CH3COOH ↔ H+ + CH3COO-

- Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.

Thí dụ : NaOH → Na+ + OH-

* Theo thuyết Bron – stêt:

- Axit là chất nhường proton (H+) . Bazơ là chất nhận proton.

Axit ↔ Bazơ + H+

- Thí dụ 1:

CH3COOH + H2O ↔ H3O+ + CH3COO-

- Thí dụ 2:

NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-

Xem đáp án và giải thích
Cho 18 gam hỗn hợp bột Al, Al2O3 và một kim loại R hoá trị II không đổi. -     Nếu cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thấy thoát ra 8,96 lít H2 (đktc). -     Nếu cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH 2M thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc) và lượng NaOH tối đa cho phản ứng là 200 ml, ngoài ra còn một phần chất rắn không tan. Xác định kim loại R và phần trăm khối lượng Al203 trong hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 18 gam hỗn hợp bột Al, Al2O3 và một kim loại R hoá trị II không đổi.

-     Nếu cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thấy thoát ra 8,96 lít H2 (đktc).

-     Nếu cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH 2M thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc) và lượng NaOH tối đa cho phản ứng là 200 ml, ngoài ra còn một phần chất rắn không tan.

Xác định kim loại R và phần trăm khối lượng Al203 trong hỗn hợp.

 


Đáp án:

Gọi a, b, c lần lượt là số mol của Al, Al2O3 và R.

Do thể tích 2 khí thoát ra khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng và NaOH khác nhau nên R đứng trước H2 (trong dãy điện hoá) nhưng không tác dụng với NaOH.

Khi tác dụng với dung dịch H2SOloãng 

⟹ 1,5a + c = 0,4   (1)

Khi tác dụng với dung dịch NaOH :

2Al + 2NaOH + 2H20 → 2NaAl02 + 3H2

Al203 + 2NaOH → 2NaAl02 + H20

nH2 = 1,5a = 0,3             (2)

nNaOH =a + 2b = 0,4

Từ (1) và (2) → a = 0,2 mol ; b = 0,1 mol và c = 0,1 mol.

Vậy mhh = 27.0,2 + 102.0,1 + R.0,1 = 18 ⟹ R = 24 (Mg).

⟹ % Al2O3= 56,7%




Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?


Đáp án:

Số mol của Hiđro bằng: nH2 = 8,736/22,4 = 0,39 (mol)

Lại có: nHCl = (500/1000). 1 = 0,5 (mol); nH2SO4 = (500/1000). 0,28 = 0,14 (mol)

Khối lượng muối tạo thành bằng: 7,74 + 0,5.36,5 + 0,14.98 – 0,39.2 = 38,93 (gam).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…