Tính khử của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các kim loại: Al, Mg, Fe và Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là

Đáp án:
  • Câu A. Cu

  • Câu B. Mg. Đáp án đúng

  • Câu C. Fe.

  • Câu D. Al.

Giải thích:

Hướng dẫn giải: Dựa vào dãy điện hóa, tính khử của các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần như sau: Mg > Al > Fe >Cu → Kim loại có tính khử mạnh nhất là Mg. → Đáp án B.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 1M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 1M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là


Đáp án:

KL + O2 → Oxit

Bảo toàn khối lượng ⟹ mO2 = moxit – mKL = 6,4 gam.

⟹ nO2 = 0,2 (mol).

Oxit + HCl → Muối + H2O

Bảo toàn nguyên tố O ⟹ nO = 2nO2 = nO(oxit) = nH2O = 0,4 (mol)

Bảo toàn nguyên tố H ⟹ nH = nHCl = 2nH2O = 0,8 (mol)

Vậy VHCl = n/CM = 0,8 lít = 800 ml

Xem đáp án và giải thích
Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Tìm giá trị lớn nhất của V 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Tìm giá trị lớn nhất của V 


Đáp án:

nAlCl3 = 0,2.1,5 = 0,3 (mol) > nAl(OH)3 = 15,6: 78 = 0,2 (mol)

Để V có giá trị lớn nhất → xảy ra trường hợp tạo kết tủa cực đại, sau đó kết tủa tan 1 phần còn lại đúng 0,2 mol

→ nAl(OH)3 = 4nAl3+ - nOH-

→ 0,2 = 4. 0,3 – nOH-

→ nOH- = 1 (mol)

→ VNaOH = nNaOH: CM = 1: 0,5 = 2 (lít).

Xem đáp án và giải thích
Một loại quặng sắt chứa 80% Fe2O3 và 10% SiO2. Hàm lượng các nguyên tử Fe và Si trong quặng này là :
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Một loại quặng sắt chứa 80% Fe2O3 và 10% SiO2. Hàm lượng các nguyên tử Fe và Si trong quặng này là :


Đáp án:
  • Câu A. 56% Fe và 4,7% Si

  • Câu B. 54% Fe và 3,7% Si

  • Câu C. 53% Fe và 2,7% Si

  • Câu D. 52% Fe và 4,7% Si

Xem đáp án và giải thích
Ba ancol A, B, C mạch hở, không phải là đồng phân của nhau. Đốt cháy mỗi chất đều sinh ra CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol nCO2:nH2O=3:4. Tìm công thức phân tử của 3 ancol
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ba ancol A, B, C mạch hở, không phải là đồng phân của nhau. Đốt cháy mỗi chất đều sinh ra  và  theo tỉ lệ số mol . Tìm công thức phân tử của 3 ancol





Đáp án:

Công thức phân tử của ancol A : 

Khi đốt cháy A

Ta có a : b =3 : 8 , A có công thức 

Tương tự ta có CTPT của B và C là  và 

Các ancol đều no, mạch hở có dạng 

Vì chúng không phải đồng phân của nhau, nên chúng thuộc các dãy đồng đẳng của nhau, nên chúng thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau. Cụ thế




Xem đáp án và giải thích
Hidrocacbon C8H10 không làm mất màu nước brom, khi bị hidro hóa thì chuyển thành 1,4-đimetyl xiclohexan. Hãy xác định cấu tạo và gọi tên hidrocacbon đó theo 3 cách khác nhau.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hidrocacbon C8H10 không làm mất màu nước brom, khi bị hidro hóa thì chuyển thành 1,4-đimetyl xiclohexan. Hãy xác định cấu tạo và gọi tên hidrocacbon đó theo 3 cách khác nhau.


Đáp án:

C8H10 có k = 1/2 . (2.8+2-10)=4.

C8H10 không làm mất màu dung dịch brom.

⇒ C8H10 là hợp chất thơm, ngoài vòng benzene không có liên kết C = C.

C8H10 bị hidro hóa tạo ra 1,4-đimetyl xiclohexan.

Vậy công thức cấu tạo của C8H10 là 

(1,4-đimetyl benzene hoặc p-metyltoluen hoặc p-xilen).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…