Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Đun nóng hỗn hợp bột Fe dư và H2SO4 loãng. (b) Cho Fe vào dung dịch KCl. (c) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 loãng, dư. (d) Đốt dây sắt trong Cl2. (e) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Số thí nghiệm có tạo ra muối sắt (II) là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

     (a) Đun nóng hỗn hợp bột Fe dư và H2SO4 loãng.              

     (b) Cho Fe vào dung dịch KCl.

     (c) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 loãng, dư.               

     (d) Đốt dây sắt trong Cl2.

     (e) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.

Số thí nghiệm có tạo ra muối sắt (II) là


Đáp án:

Thí nghiệm có tạo ra muối sắt (II) là (a), (e).

(a) Fe dư  + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2 => tạo muối FeSO4  

(e) Fe3O+ 4H2SO4 → FeSO+ Fe2(SO4)+ 4H­2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tỉ lệ mol
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol Ca(OH)2; y mol NaOH và x mol KOH. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 32,3 gam muối (không có kiềm dư) và 15 gam kết tủa. Bỏ qua sự thủy phân của các ion, tỉ lệ x : y có thể là

Đáp án:
  • Câu A. 2 : 3.

  • Câu B. 8 : 3.

  • Câu C. 49 : 33.

  • Câu D. 4 : 1.

Xem đáp án và giải thích
Phân loại các oxit sau và gọi tên các oxit đó: SO2, K2O, MgO, P2O5, N2O5, Fe2O3, CO2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Phân loại các oxit sau và gọi tên các oxit đó: SO2, K2O, MgO, P2O5, N2O5, Fe2O3, CO2.


Đáp án:

Oxit axit:

SO2 : Lưu huỳnh đioxit

P2O5 : Điphotpho pentaoxit

N2O5 : Đinitơ pentaoxit.

CO2 : Cacbon đioxit.

Oxit bazơ :

K2O: Kali oxit

MgO: Magie oxit

Fe2O3: Sắt (III) oxit

Xem đáp án và giải thích
Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào là tốt nhất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào là tốt nhất?


Đáp án:

Vì NaHCO3 vừa loại được HCl lại tạo ra được một lượng CO2 mới.

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Bài toán kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 200 ml dung dịch FeCl2 0,3M vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị m là.

Đáp án:
  • Câu A. 17,22 gam

  • Câu B. 23,70 gam

  • Câu C. 25,86 gam

  • Câu D. 28,70 gam

Xem đáp án và giải thích
Theo số liệu ở SGK hóa 10. Hãy tính: a) Khối lượng (g) của nguyên tử nitơ (gồm 7 proton, 7 nơtron, 7 electron). b) Tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử nitơ so với khối lượng của toàn nguyên tử.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Theo số liệu ở SGK hóa 10. Hãy tính:

a) Khối lượng (g) của nguyên tử nitơ (gồm 7 proton, 7 nơtron, 7 electron).

b) Tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử nitơ so với khối lượng của toàn nguyên tử.


Đáp án:

a) Khối lượng của nguyên tử nitơ:

Tổng khối lượng của electron: 7.9,1.10-28 = 63,7.10-28(gam)

Tổng khối lượng của proton: 7.1,67.10-24 = 11,69.10-27(gam)

Tổng khối lượng của nơtron: 7.1,675.10-24 = 11,725.10-24 (gam)

Khối lượng của nguyên tử nitơ:

mnguyên tử = tổng mp + tổng mn + tổng me = 23,42.10-24 g

b) Tỉ số khối lượng của electron so với khối lượng nguyên tử nitơ:

me/mnguyên tử = 3/1000

Từ kết quả trên, ta có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân nguyên tử.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…