Bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 5,2 gam hỗn hợp gồm Al, Mg và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đkc). Khối lượng của dung dịch Y là:


Đáp án:
  • Câu A. 152 gam

  • Câu B. 146,7 gam

  • Câu C. 175,2 gam

  • Câu D. 151,9 gam Đáp án đúng

Giải thích:

Ta có: nH2SO4 = nH2 = 0,15 mol; => mdd H2SO4 = [98nH2SO4. 100] : C% = 147 gam; ---BTKL---> mY = mKL + mdd H2SO4 - 2nH2 = 151,9 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nguyên nhân của sự suy giảm tầng ozon chủ yếu là do đâu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên nhân của sự suy giảm tầng ozon chủ yếu là do đâu?


Đáp án:

Hợp chất của clo dưới tác dụng của bức xạ mặt trời bị phân hủy sinh ra clo. Clo tác dụng với ozon theo sơ đồ phản ứng:

do đó làm giảm lượng ozon, gây nên hiện tượng suy giảm tầng ozon, tạo ra các “lỗ thủng” của tầng ozon.




Xem đáp án và giải thích
Tính giá trị V
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ). Khi ở catot bắt đầu thoát khí thì ở anot thu được V lít khí (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của V là :


Đáp án:
  • Câu A.

    4,48.  

  • Câu B.

    11,20.  

  • Câu C.

    22,40.

  • Câu D.

    5,60.

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch X vào dung dịch chứa 2a mol NaOH thu được dung dịch X. Kết luận nào sau đây là đúng ?

Đáp án:
  • Câu A. Sục CO2 dư vào dung dịch X thu được a mol kết tủa.

  • Câu B. Dung dịch X không phản ứng với dung dịch CuSO4.

  • Câu C. Thêm 2a mol HCl vào dung dịch X thu được 2a/3 mol kết tủa.

  • Câu D. Dung dịch X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Xem đáp án và giải thích
Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH ↔ H+ + CH3COO- Độ điện li α của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào? a) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch HCl. b) Khi pha loãng dung dịch. c) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch NaOH.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH ↔ H+ + CH3COO-

Độ điện li α của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào?

a) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch HCl.

b) Khi pha loãng dung dịch.

c) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch NaOH.


Đáp án:

Xét cân bằng: CH3COOH ↔ H+ + CH3COO-

a) Khi thêm HCl nồng độ [H+] tăng ⇒ cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch tạo CH3COOH ⇒ số mol H+ và CH3COO- điện li ra ít ⇒ α giảm.

b) Khi pha loãng dung dịch, các ion dương và ion âm ở cách xa nhau hơn ít có điều kiện để va chạm vào nhau để tạo lại phân tử ⇒ α tăng.

                                         α = căn bậc 2 của [KA/C]

Như vậy, V tăng ⇒ C = n/V giảm và KA không đổi

⇒ KA/C tăng ⇒ α tăng.

c) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch NaOH, ion OH- điện li ra từ NaOH sẽ lấy H+ :

H+ + OH- → H2O, làm nồng độ H+ gảm ⇒ cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận ⇒ số mol H+ và CH3COO- điện li ra nhiều ⇒ α tăng.

 

 

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư) thu được V lít khí H2 (đktc). Mặt khác cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với khí O2 (dư) thu được 15,2 gam oxit duy nhất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư) thu được V lít khí H2 (đktc). Mặt khác cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với khí O2 (dư) thu được 15,2 gam oxit duy nhất. Tìm V?


Đáp án:

Ta có: nCr2O3 = 15,2/152 = 0,1 mol

4Cr + 3O2 → 2Cr2O3

0,2                    0,1

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

         0,2                     0,2

=> VH2 = 0,2. 22,4 = 4,48 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…