Trong 7,2g FeO có bao nhiêu phân tử FeO?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trong 7,2g FeO có bao nhiêu phân tử FeO?


Đáp án:

MFeO = 56+16 = 72 g/mol

Số mol FeO là: nFeO = 0,1 mol

Số phân tử FeO là: A = n.N = 0,1.6.1023 = 0,6.1023 phân tử

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Vì sao hiện nay con người ta chỉ sử dụng phương pháp đi từ etilen.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Vì sao hiện nay con người ta chỉ sử dụng phương pháp đi từ etilen.


Đáp án:

Hiện nay người ta chỉ sử dụng phương pháp đi từ etilen để điều chế vinyl clorua vì phương pháp này cho sản phẩm rẻ hơn so với CH2=CH2 có sẵn trong khí craking còn CH≡CH phải điều chế từ CH4 ở 1500oC tốn năng lượng nên rất đắt.

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu những ứng dụng thực tế của kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất và thấp nhất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu những ứng dụng thực tế của kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất và thấp nhất.



Đáp án:

- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là vonfram, ứng dụng dùng để làm dây tóc bóng đèn, ống đèn tia âm cực và sợi ống chân không , thiết bị sưởi và các vòi phun đọng cơ tên lửa.

- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là thủy ngân ứng dụng chủ yếu trong sản xuất các hóa chất,trong kỹ thuật điện và điện tử. Nó cũng được sử dụng trong một số  nhiệt kế.  Các ứng dụng khác như dùng trong máy đo huyết áp, đèn hơi thủy ngân, đèn điện tử, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,...

 

Xem đáp án và giải thích
Trình bày cách nhận biết các hợp chất trong dung dịch của mỗi dãy sau đây bằng phương pháp hóa học: a. Glucozơ, glixerol, etanol, axit axetic. b. Fructozơ, glixerol, etanol. c. Glucozơ, fomandehit, etanol, axit axetic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trình bày cách nhận biết các hợp chất trong dung dịch của mỗi dãy sau đây bằng phương pháp hóa học:

a. Glucozơ, glixerol, etanol, axit axetic.

b. Fructozơ, glixerol, etanol.

c. Glucozơ, fomandehit, etanol, axit axetic.


Đáp án:

a. Glucozơ, glixerol, etanol, axit axetic

PTHH: 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (xanh lam) + 2H2O

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O

C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH --t0--> C5H11O5COONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O

b)

PTHH: 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (xanh lam) + 2H2O

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O

C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH  --t0--> C5H11O5COONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O

c)

PTHH: 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (xanh lam) + 2H2O

HCHO + 4Cu(OH)2 + 2NaOH → Na2CO3 + 2Cu2O↓ (đỏ gạch) + 6H2O

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là phản ứng oxi hóa – khử? Lấy ba thí dụ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là phản ứng oxi hóa – khử? Lấy ba thí dụ.


Đáp án:

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng.

Thí dụ:

Xem đáp án và giải thích
Thuỷ phân hỗn hợp gồm 34,2 gam saccarozơ và 68,4 gam mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau phản ứng số mol Ag thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thuỷ phân hỗn hợp gồm 34,2 gam saccarozơ và 68,4 gam mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau phản ứng số mol Ag thu được là


Đáp án:

nSac = 0,1 mol; nMan = 0,2 mol;

Phản ứng thủy phân:

Saccarozơ → glucozơ + fructozơ

Mantozơ → 2 glucozơ

H = 75% ⇒ dd X gồm: nglu = (nsac + 2nman). 0,75 = 0,375 mol;

nfruc = nsac. 0,75 = 0,075mol;

nman = 0,05 mol;

nsac = 0,025 mol

nAg = 2(nglu + nman + nfruc) = 1 mol

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…