Bài thực hành số 6: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành số 6: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Phản ứng của Al với dd CuSO4

- Tiến hành TN:

    + Dùng giấy ráp đánh sạch lớp Al2O3 phủ bên ngoài lá nhôm

    + Nhúng lá nhôm vào dd CuSO4

- Hiện tượng: Lá nhôm tan dần, có kết tủa màu đỏ bám vào lá nhôm. Màu xanh của dung dịch nhạt dần.

- Giải thích: Al có tính khử mạnh đã khử ion Cu2+ thành Cu (đỏ) bám vào lá nhôm và tạo ion Al3+ không màu nên màu xanh của dd nhạt dần

PTHH:

2Al + 3Cu2+ → 3Cu + 2Al3+

Thí nghiệm 2: Phản ứng của Al với dd NaOH

- Tiến hành TN

 

  + Cho vài mảnh nhôm vào ống nghiệm

    + Rót vào ống nghiệm 2-3ml dd NaOH

- Hiện tượng: Lá nhôm tan dần, có sủi bọt khí không màu.

- Giải thích: Do tính lưỡng tính của nhôm oxit và nhôm hidroxit .

Trước tiên: màng bảo vệ Al2O3 bị phá hủy trong dd kiềm

Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

Sau đó Al khử H2O

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2

Và màng Al(OH)3 bị phá hủy trong dd kiềm

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Quá trình liên tục như vậy cho đến khi Al tan hết. Do đó có thể viết gộp PTHH:

2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2

Thí nghiệm 3: Điều chế Al(OH)3

- Tiến hành TN:

    + Rót 3ml dd muối nhôm AlCl3 vào ống nghiệm

    + Nhỏ từng giọt dd NaOH loãng, lắc đều ống nghiệm tới khi tạo thành kết tủa

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa keo trắng

- Giải thích: Kết tủa đó là Al(OH)3

Phải cho từng giọt dd NaOH do Al(OH)3 có tính lưỡng tính, có thể tan trong NaOH dư.

PTHH: AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Thí nghiệm 4: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3

- Tiến hành TN:

    + Chia chất lỏng có lẫn kết tủa Al(OH)3 ở trên vào 2 ống nghiệm

    + Nhỏ vào ống nghiệm 1 vài giọt dd axit, nhỏ vào ống nghiệm thứ 2 vài giọt dd bazo.

- Hiện tượng: Cả 2 ống nghiệm kết tủa đều ta và tạo dung dịch trong suốt

- Giải thích: Do Al(OH)3 có tính lưỡng tính nên tác dụng được cả với axit và bazo

PTHH: Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán tính khối lượng glixerol tạo ra từ phản ứng xà phòng hóa chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 0,1 mol tristearin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 9,2.

  • Câu B. 14,4.

  • Câu C. 4,6.

  • Câu D. 27,6.

Xem đáp án và giải thích
Etanol
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể gây tử vong. Tên gọi khác của etanol là

Đáp án:
  • Câu A. axit fomic.

  • Câu B. phenol.

  • Câu C. etanal.

  • Câu D. ancol etylic.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2(đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2(đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là bao nhiêu?


Đáp án:

Khí thoát ra khỏi bình Br2 là Z: C2H6 và H2; VZ = 0,2

MZ = 16 ⇒ nC2H6 = nH2 = 0,1 mol ⇒ mZ = 0,1.30 + 0,1.2 = 3,2g

mbình brom tăng = mC2H4 + mC2H2 = 10,8g

mX = mY = mC2H4 + mC2H2 + mZ = 14g

C2H2 = nH2 = x mol ⇒ 26x + 2x = 14 ⇒ x = 0,5 mol

Đốt cháy Y cũng chính là đốt cháy x do vậy lượng oxi dùng là như nhau.

C2H2 (0,5) + 5/2O2 (1,25 mol) → 2CO2 + H2O

H2 (0,5) + 1/2O2 (0,25 mol) → H2O

⇒ nO2 = 1,5 mol ⇒ V = 33,6lít

Xem đáp án và giải thích
Cho 1 g hỗn hống của Na (natri tan trong thuỷ ngân) tác dụng với nước thu đứợc dung dịch kiềm. Để trung hoà dung dịch kiềm đó cần 50 ml dung dịch HCl 0,2M. Tính phần trăm khối lượng của natri trong hỗn hống.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 1 g hỗn hống của Na (natri tan trong thuỷ ngân) tác dụng với nước thu đứợc dung dịch kiềm. Để trung hoà dung dịch kiềm đó cần 50 ml dung dịch HCl 0,2M. Tính phần trăm khối lượng của natri trong hỗn hống.



Đáp án:

2Na + 2H2O   →2NaOH + H2     (1)

NaOH + HCl  → NaCl + H2O       (2)

Từ (1) và (2) ta thấy

nNa = nNaOH= nHCl = (0,2.50) : 1000 = 0,01 mol

=> %mNa = 2,3%



Xem đáp án và giải thích
Nếu ta định nghĩa : “Một đơn vị cacbon (đvC) bằng 1/12khối lượng của một nguyên tử cacbon” thì có chính xác không ? Vì sao ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nếu ta định nghĩa : “Một đơn vị cacbon (đvC) bằng khối lượng của một nguyên tử cacbon” thì có chính xác không ? Vì sao ?



Đáp án:

Vì nguyên tố cacbon là một hỗn hợp đồng vị  ... cho nên nguyên tử khối trung bình của cacbon là 12,0111 (chứ không phải chính xác là 12). Nếu lấy đơn vị cacbon theo định nghĩa nêu trong câu hỏi thì đơn vị đó sẽ lớn hơn đơn vị cacbon theo định nghĩa như sau :

“Một đơn vị cacbon bằng khối lượng của môt nguyên tử cacbon 

Tuy nhiên, vì sự khác nhau không lớn, nên định nghĩa trên không sai mà chỉ thiếu chính xác.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…