Atatin (số hiệu nguyên tử bằng 85) cũng ở nhóm VIIA như các halogen. Hãy dự đoán xem atatin có tính oxi hóa mạnh hơn hay yếu hơn so với iot. Giải thích.
Theo quy luật chung về tính chất của các nguyên tố trong một nhóm A: theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng đồng thời tính phi kim giảm, vì vậy atatin có tính oxi hóa yếu hơn iot.
Giải thích: Vì atatin và iot có cùng số electron ngoài cùng nhưng atatin có số lớp electron nhiều hơn iot nên bán kính nguyên tử lớn hơn, lực hút giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng nhỏ hơn. Vì vậy, tính oxi hóa của atatin yếu hơn iot. Mặc dù điện tích hạt nhân của atatin lớn hơn điện tích hạt nhân của iot nhưng yếu tố quyết định là bán kính nguyên tử.
Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của hiđro với các chất: O2, Fe2O3, Fe3O4, PbO ở nhiệt độ thích hợp. Ghi rõ điều kiện phản ứng. Giải thích và cho biết mỗi phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
2H2 + O2 --t0--> 2H2O (pứ hóa hợp + oxi hóa khử)
4H2 + Fe3O4 --t0--> 4H2O + 3Fe (pứ thế + oxi hóa khử)
3H2 + Fe2O3 --t0--> 3H2O + 2Fe (pứ thế + oxi hóa khử)
H2 + PbO --t0--> H2O + Pb (pứ thế + oxi hóa khử)
Các phản ứng trên đều là phản ứng oxi – hóa khử vì đều có đồng thời sự khử và sự oxi hóa
Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết gì?
Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết cộng hóa trị phân cực.
Từ các số oxi hoá của chlorine, hãy giải thích tại sao Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
Các mức oxi hóa của chlorine là: -1, 0, +1, +3, +5, +7.
Số oxi hóa của chlorine trong Cl2 là 0, đây là mức oxi hóa trung gian nên Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam kim loại M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 11,5 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 2,8 lít (đktc). Kim loại M là
nkhí = 2,8/22,4 = 0,125 (mol)
Bảo toàn khối lượng: mCl2 + mO2 = 11,5 – 3,6 = 7,9 (gam)
nCl2 + nO2 = 0,125 và 71nCl2 + 32nO2 = 7,9
<=> nCl2 = 0,1; nO2 = 0,025
Bảo toàn electron:
2nM = 2nCl2 + 4nO2 ⇒ 2. (3,6/M) = 2. 0,1 + 4. 0,025 ⇒ M = 24 (Mg)
Các dung dịch axit như HCl, bazơ như NaOH và muối như NaCl dẫn điện được, còn các dung dịch như ancol etylic, saccarozơ, glixerol không dẫn điện là do nguyên nhân gì?
Các dung dịch HCl, NaOH, NaCl dẫn điện được vì khi hòa tan trong nước thì các chất này phân li ra các ion âm và ion dương chuyển động tự do trong dung dịch
Thí dụ:
HCl → H+ + Cl-
NaOH → Na+ + OH-
NaCl → Na+ + Cl-
Các dung dịch ancol etylic, saccarozơ, glixerol không dẫn điện được vì khi hòa tan trong nước không phân li ra ion âm và ion dương.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet