Trong 3 bình giống hệt nhau và có chứa thể tích oxi như nhau. Đồng thời ta cho vào 3 bình: bình 1 một cục than đang cháy, bình 2 hai cục than đang cháy, bình 3 ba cục than đang cháy ( các cục than có kích thước như nhau).
Em hãy nhận xét về hiện tượng xảy ra trong phòng thí nghiệm?
Trong ba hình trên thì cục than ở bình 1 cháy lâu hơn cục than ở bình 2 và cục than ở bình 2 cháy lâu hơn ở bình 3.
Vì lượng oxi trong 3 bình là như nhau.
Trình bày phương pháp hoá học để tách riêng từng chất từ hỗn hợp gồm benzen, phenol và anilin.
Lắc kĩ hỗn hợp với dung dịch HC1 dư, chỉ có anilin phản ứng :
C6H5-NH2 + HCl → [C6H5-NH3]+Cl-
anilin phenylamoni clorua
Sau đó để yên, có hai lớpchất lỏng tạo ra : một lớp gồm nước hoà tan phenylamoni clorua và HCl còn dư, lớp kia gồm benzen hoà tan phenol.
Tách riêng lớp có nước rồi cho tác dụng với NH3 lấy dư :
HCl + NH3 → NH4CI
[C6H5-NH3]+Cl-+ NH3 → C6H5-NH2 + NH4Cl
Anilin rất ít tan trong nước nên có thể tách riêng
Lắc kĩ hỗn hợp benzen và phenol với dung dịch NaOH dư :
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
natri phenolat
Natri phenolat tan trong nước còn benzen không tan và được tách riêng. Thổi CO2 dư qua dung dịch có chứa natri phenolat :
NaOH + CO2→ NaHCO3
C6H5ONa + CO2 + H2O → NaHCO3 + C6H5OH
Phenol rất ít tan trong nước lạnh và được tách riêng.
Viết công thức của các muối sau đây:
a) Kali clorua; b) Canxi nitrat;
c) Đồng sunfat; d) Natri sunfit;
e) Natri nitrat; f) Canxi photohat;
g) Đồng cacbonat.
Công thức các muối:
a) KCl. b) Ca(NO3) 2. c) CuSO4
d) Na2SO3 e) NaNO3. f) Ca3 (PO4)2. g) CuCO3.
Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic, hiệu suất mỗi quá trình lên men là 85%. Tính khối lượng ancol thu được
Tinh bột (C6H10O5)n → Glucozo (C6H12O6) → 2C2H5OH + 2CO2
Do hiệu suất mỗi quá trình lên men là 85%
⇒ nC6H12O6 = [(1000.0,95)/162]. 0,85 = 4,985 Kmol
⇒ nC2H5OH = 2nC6H12O6. 0,85 = 8,4745 Kmol
⇒ mC2H5OH = 389,8 (kg)
Có bốn bình không dán nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch HCl, HNO3, KCl, KNO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch chứa trong mỗi bình.
Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử, ta chia làm 2 nhóm như sau:
- Nhóm 1: HCl, HNO3, làm quỳ tím hóa đỏ.
- Nhóm 2: KCl, KNO3 quỳ tím không đổi màu.
Cho dung dịch AgNO3 vàp 2 mẫu thử ở nhóm X, mẫu thử tạo kết tủa trắng là HCl, còn lại là HNO3.
AgNO3 + HCl -> AgCl↓ + HNO3.
Cho dung dịch AgNO3 vào 2 mẫu thử ở nhóm 2, mẫu thử tạo kết tủa trắng là KCl, còn lại là KNO3.
AgNO3 + KCl -> AgCl↓ + KNO3
Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là
nGly−Ala = a mol ⇒ (75 + 38)a + (89+ 38)a = 2,4
⇒ a =0,01 mol
⇒ m = 0,01(75 + 89 -18) = 1,46 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB