Thủy phân hỗn hợp G gồm 3 este đơn chức mạch hở thu được hỗn hợp X gồm 3 axit cacboxylic (1 axit no và 2 axit không no đều có 2 liên kết pi trong phân tử). Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M,thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X trong oxi dư và hấp thụ từ từ hỗn hợp sau phản ứng vào dung dịch NaOH dư thấy khối lượng dung dịch tăng lên 40,08 gam so với dung dịch NaOH ban đầu. Tính tổng khối lượng của hai axit cacboxylic không no trong m gam X?
Ta có nNaOH = 0,3 = naxit = neste suy ra nO trong axit = 0,3.2 = 0,6 mol
Và ta có maxit = mmuối – 22.0,3 = 18,96g
Đốt cháy X thu được sản phẩm cho vào bình NaOH :
Thu được mkhối lượng bình tăng = mH2O + mCO2 = 40,08g
Suy ra số mol O2 phản ứng là: = (40,08 - 18,96) : 32 = 0,66 mol
Bảo toàn O: ta suy ra được nCO2 = 0,69 mol và nH2O = 0,54 mol
Ta có naxit không no = mCO2 - mH2O = 0,15 mol
Số H trung bình trong hỗn hợp axit = (0,54.2) : 0,3 = 3,6 (mà axit k no có số H ít nhất là 4 nên axit no là HCOOH)
→ maxit không no = 18,96- 0,15.46 = 12,06g
Tính khối lượng mol phân tử của các chất sau:
a. Chất A có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2,07.
b. Thể tích hơi của 3,3 gam chất khí X bằng thể tích của 1,76 gam khí oxi (đo cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất).
a) Vì dA/không khí = 2,07 ⇒ MA = 2,07.29 = 60
(vì Mkhông khí = 29)
b) Ta có:
nO2 = nX = 1,76/32 = 0,055 mol;
=> MX = 3,3 : 0,055 = 60
Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần của không khí, làm cho nó không sạch, có bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn.
Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:
Có hai nguyên nhân chủ yếu là:
Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên
Nguồn gây ô nhiễm do con người chủ yếu là khí thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do giao thông vận tải, ô nhiễm không khí do sinh hoạt.
X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit (amino axit có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được 26,4 gam CO2 và 3,36 lit N2 (đktc). Cho 0,2 mol Y tác dụng với dd NaOH dư thu được m gam muối. Tìm m?
Đốt X3 hay đốt X1 đều thu 0,6 mol CO2 và 0,15 mol N2
⇒ số Cα-amino axit = 0,6: 0,3 = 2 là Glyxin.
⇒ Thủy phân 0,2 mol Y4 ⇒ 0,8 mol Y1 cần 0,8 mol NaOH thu 0,8 mol muối C2H4NO2Na
⇒ m = 0,8.(75 + 22) = 77,6 gam.
Amino axit là những hợp chất hữu cơ chứa các nhóm chức :
Câu A. cacboxyl và hidroxyl
Câu B. hidroxyl và amino
Câu C. cacboxyl và amino
Câu D. cacbonyl và amino
Kim cương và than chì là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon nhưng lại có nhiều tính chất khác nhau như độ cứng, khả năng dẫn điện, … là do nguyên nhân nào?
Kim cương và than chì là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon nhưng lại có nhiều tính chất khác nhau như độ cứng, khả năng dẫn điện, … là do chúng có cấu tạo mạng tinh thể khác nhau.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet