Trộn dung dịch chứa a gam Hbr với dung dịch chứa a gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được, màu của quỳ tím sẽ là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn dung dịch chứa a gam Hbr với dung dịch chứa a gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được, màu của quỳ tím sẽ là màu gì?


Đáp án:

nHBr = a/81 < nNaOH = a/40 ⇒ NaOH dư ⇒ Giấy quỳ chuyển màu xanh.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập xác định công thức của hợp chất hữu cơ dựa vào sơ đồ phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho sơ đồ điều chế chất E từ metan : Metan -- (askt, Cl2® ® ® ® -- (+B, H2SO4đ) ® E. E là:


Đáp án:
  • Câu A. C2H5OH

  • Câu B. CH3COOH

  • Câu C. HCOOCH3

  • Câu D. CH3CHO

Xem đáp án và giải thích
Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học? a. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu. b. Khí metan (CH4) cháy tào thành khí cacbonic và hơi nước. c. Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axetic loãng dùng làm giấm ăn. d. Cho vôi sống (CaO) vào nước được canxi hiđroxit (Ca(OH)2).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?

a. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

b. Khí metan (CH4) cháy tào thành khí cacbonic và hơi nước.

c. Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axetic loãng dùng làm giấm ăn.

d. Cho vôi sống (CaO) vào nước được canxi hiđroxit (Ca(OH)2).


Đáp án:

Các hiện tượng vật lý là a, c do không có sự tạo thành chất mới.

Các hiện tượng hóa học là b, d do chất biến đổi tạo thành chất khác.

Xem đáp án và giải thích
Giải thích vì sao khi một phản ứng hóa học xảy ra khối lượng được bảo toàn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích vì sao khi một phản ứng hóa học xảy ra khối lượng được bảo toàn.


Đáp án:

Một phản ứng hóa học xảy ra khối lượng được bảo toàn vì trong phản ứng hóa học nguyên tử được bảo toàn, không mất đi.

Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron nguyên tử của lưu huỳnh S (Z = 16). Để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử lưu huỳnh nhận hay nhường bao nhiêu electron? Lưu huỳnh thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử của lưu huỳnh S (Z = 16). Để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử lưu huỳnh nhận hay nhường bao nhiêu electron? Lưu huỳnh thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?


Đáp án:

Cấu hình electron của nguyên tử S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4. Để đạt cấu hình electron của khí hiếm gần nhất (Ar) trong Bảng tuần hoàn nguyên tử S nhận 2 electron để đạt 8e ở lớp ngoài cùng. S có tính phi kim.

S + 2e → S2-

Xem đáp án và giải thích
Hãy xác định khối lượng và thể tích khí ( đktc) của những lượng chất sau: a) 0,25 mol của mỗi chất khí sau: CH4 (metan), O2, H2, CO2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy xác định khối lượng và thể tích khí ( đktc) của những lượng chất sau:

   a) 0,25 mol của mỗi chất khí sau: CH4 (metan), O2, H2, CO2.

   b) 12 mol phân tử H2; 0,05 mol phân tử CO2; 0,01 mol phân tử CO.

   c) Hỗn hợp khí gồm có: 0,3 mol CO2 và 0,15 mol O2.


Đáp án:

a) MCH4 = 12 + 4 = 16 g/mol

   mCH4 = nCH4.MCH4 = 0,25.16 = 4(g)

   mO2 = nO2.MO2 = 0,25.32 = 8(g)

 mH2 = nH2.MH2 = 0,25. 2 = 0,5(g)

   MCO2 = 12 + 16.2 = 44 g/mol

   mCO2 = nCO2.MCO2 = 0,25.44 = 11(g)

   Ở đktc 0,25 mol của các chất khí đều có thể tích bằng nhau:

   VCH4=VO2=VH2 = VCO2 = 22,4.0,25 = 5,6(l)

   b) mH2 = nH2 .MH2 = 12.2 = 24(g)

   → VH2 = nH2 .22,4 = 12.22,4 = 268,8(l)

   mCO2 = nCO2 .MCO2= 0,05.44 = 2,2(g)

   → VCO2 = nCO2 . 22,4= 0,05.22,4= 1,12(l)

  mCO = nCO .MCO= 0,01.28 = 0,28(g)

   → VCO = nCO .22,4 = 0,01.22,4 = 0,224(l)

   c) mhh = mCO2 + mO2 = (0,3.44) + (0,15.32) = 18(g)

   → VCO = 22,4.(nCO2 + nO2) = 10,08(l)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66Xoilac Tv
Loading…