Hãy phân biệt các chất trong nhóm sau:
a) Etyl axetat, fomalin, axit axetic, etanol.
b) Các dung dịch: axeanđehit, glixerol, axit acrrylic và axit axetic.
a) - Dùng quỳ tím:
Nhận biết được CH3COOH vì làm quỳ tím hóa đỏ.
- Dùng AgNO3/NH4 (phản ứng tráng gương):
Nhận biết fomalin vì tạo kết tủa Ag.
HCHO + 4[Ag(NH3)2](OH) → (NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O
- Dùng Na:
Nhận biết được C2H5OH vì sủi bọt khí H2, mẫu còn lại là etyl axetat.
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
b) Dùng quỳ tím nhận được hai nhóm chất sau:
+ Nhóm làm quỳ tím hóa đỏ là CH2=CHCOOH và CH3COOH (nhóm I)
+ Nhóm không đổi màu quỳ tím CH3CHO và C3H8O3 (nhóm II)
- Nhóm I. Dùng dung dịch Br2 nhận biết được CH2=CHCOOH vì chất làm mất màu dung dịch Br2. Mẫu còn lại là CH3COOH.
CH2=CHCOOH + Br2 → CH2Br-CHBrCOOH
- Nhóm II. Dùng phản ứng tráng gương nhận biết được CH3CHO vì tạo ra kết tủa Ag. Mẫu còn lại là C3H8O3.
CH3CHO + 2[Ag(NH3)2](OH) → CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
Một hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ. Hoà tan hết A bằng H2SO4 loãng thu được khí B, cho B hấp thụ hết vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M được 15,76 gam kết tủa. Nếu thêm nước vôi trong vào dung dịch sau phản ứng lại thấy có kết tủa xuất hiện. Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp A là kim loại nào?
Đặt công thức chung 2 muối cacbonat là MCO3 với số mol là x
Phản ứng: MCO3 + H2SO4 → MSO4 + H2O + CO2
CO2 phản ứng với dung dịch Ba(OH)2
nBaCO3 = 0,08 mol; nBa(OH)2 = 0,09 mol
dung dịch sau phản ứng có phản ứng kết tủa với nước vôi trong => trong dung dịch có muối axit
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2
Tính ra nCO2 = 0,1 = nMCO3 => M = 12
Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp là Be
Có hai bình, mỗi bình đều chứa 1 lít dung dịch NaCl 0,1M. Đổ vào bình thứ nhất 1 lít dung dịch 0,1M và đổ vào bình thứ hai 1 lít dung dịch 0,1M. Hỏi khả năng dẫn điện của các dung dịch sau thí nghiệm có thay đổi không hay thay đổi thế nào so với dung dịch ban đầu ?
Trong trường hợp đổ dung dịch : Khả năng dẫn điện của dung dịch hầu như không đổi (dung dịch cuối đều có nồng độ các ion là 0,2 mol/l).
Trong trường hợp đổ dung dịch : Có kết tủa tạo thành
Nồng độ các ion trong dung dịch đầu là 0,2 mol/l, trong dung dịch cuối là 0,1 mol/l. Vì vậy khả năng dẫn điện giảm.
Xà phòng hóa hoàn toàn 4,4 gam CH3COOC2H5 bằng dung dịch NaOH dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH
nCH3COONa = nCH3COOC2H5 = 0,05 mol
=> m CH3COONa = 4,1 gam
Biết rằng sắt có thể bị nam châm hút, có khối lượng riêng D = 7,8g/cm3 nhôm có D = 2,7g/cm3 và gỗ tốt (coi như là xenlulozơ) có D ≈ 0,8g/cm3. Hãy nói cách làm để tách riêng mỗi chất trong hỗn hợp vụn rất nhỏ ba chất?
Dùng nam châm hút sắt (tách được sắt ra).
Cho hỗn hợp còn lại vào nước thì nhôm chìm xuống còn gỗ nổi lên do nhôm có khối lượng riêng (2,7g/cm3 ) lớn hơn nước (1g/cm3) và gỗ có khối lượng riêng (0,8g/cm3 ) nhỏ hơn nước (1g/cm3).
Gạn và lọc ta tách riêng được hai chất này.
Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học (ghi dưới đây) biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử?
a) Khối lượng nguyên tử.
b) Số thứ tự.
c) Bán kính nguyên tử.
d) Tính kim loại.
e) Tính phi kim
f) Năng lượng ion hóa thứ nhất.
i) Tinh axit-bazơ của hiđroxit.
k) Cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng.
Những tính chất biến đổi tuần hoàn: c, d, e, f, i, k.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB