Trên các chai rượu đều có ghi các số, thí dụ 45o, 18o, 12o. a) Hãy giải thích ý nghĩa của các số trên. b) Tính số ml rượu etylic có trong 500ml chai rượu 45o. c) Có thể pha được bao nhiêu lít rượu 25o từ 500ml rượu 45o.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trên các chai rượu đều có ghi các số, thí dụ 45o, 18o, 12o.

a) Hãy giải thích ý nghĩa của các số trên.

b) Tính số ml rượu etylic có trong 500ml chai rượu 45o.

c) Có thể pha được bao nhiêu lít rượu 25o từ 500ml rượu 45o.


Đáp án:

a) Các con số 45o, 18o, 12o có nghĩa là trong 100ml có rượu 45ml, 18ml, 12ml rượu nguyên chất.

b) Số ml rượu etylic có trong 500ml rượu 45o là:  (500.45)/100 = 225 ml

c) 900ml = 0,9 lít

Theo câu b): Trong 500ml rượu 45o có 225ml rượu nguyên chất.

⇒ Số ml rượu 25o pha chế được từ 500ml rượu 45o (hay từ 225ml rượu nguyên chất) là: (225.100)/25 = 900ml

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập biện luận công thức của este dựa vào tính chất hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân este có công thức phân tử C4H6O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là


Đáp án:
  • Câu A. etyl axetat

  • Câu B. rượu etylic.

  • Câu C. rượu metylic.

  • Câu D. axit fomic

Xem đáp án và giải thích
Dãy điện hóa kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Biết ion Pb2+ trong dung dich oxi hóa được Sn. Hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện và nhúng vào dung dịch HCl thì chất bị ăn mòn điện hóa là:

Đáp án:
  • Câu A. HCl

  • Câu B. Pb

  • Câu C. Sn

  • Câu D. Pb và Sn

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3, tỉ khối hơi của X đối với H2 là 19,2. Đốt cháy hoàn toàn a mol khí CO cần 1 mol X. Giá trị của a là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3, tỉ khối hơi của X đối với H2 là 19,2. Đốt cháy hoàn toàn a mol khí CO cần 1 mol X. Giá trị của a là


Đáp án:

MX = 19,2.2 = 38,4

⇒nO2 + nO3=1 ; 32nO2 + 48nO3 =38

⇒ nO2 =0,6 ;nO3 = 0,4

CO + O → CO2 ⇒ nCO = a = 2nO2 + 3nO3 = 2.0,6 + 3.0,4 = 2,4 (mol)

Xem đáp án và giải thích
Có hai cốc chứa dung dịch Na3SO3, trong đó cốc A có nồng độ lớn hơn cốc B. Thêm nhanh cùng một lượng dung dịch H2SO4 cùng nồng độ vào hai cốc. Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai cốc chứa dung dịch Na3SO3, trong đó cốc A có nồng độ lớn hơn cốc B. Thêm nhanh cùng một lượng dung dịch H2SO4 cùng nồng độ vào hai cốc. Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên là gì?


Đáp án:

Có hai cốc chứa dung dịch Na3SO3, trong đó cốc A có nồng độ lớn hơn cốc B. Thêm nhanh cùng một lượng dung dịch H2SO4 cùng nồng độ vào hai cốc. Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên là cốc A xuất hiện kết tủa nhanh hơn cốc B.

Xem đáp án và giải thích
Ngâm một lá kẽm nặng 100 gam trong 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 3M lẫn với Pb(NO3)2 1M. Sau phản ứng lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, khối lượng lá kẽm bằng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một lá kẽm nặng 100 gam trong 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 3M lẫn với Pb(NO3)2 1M. Sau phản ứng lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, khối lượng lá kẽm bằng bao nhiêu?


Đáp án:

nCu(NO3)2 = 0,3 mol = nCu ; nPb(NO3)2 = 0,1 mol = nPb

Các phương trình hóa học

Zn + Cu(NO3)2 → Cu + Zn(NO3)2 (1)

Zn + Pb(NO3)2 → Pb + Zn(NO3)2 (2)

Theo (1) 1 mol Zn (65gam) → l mol Cu khối lượng giảm 65 - 64 = 1 gam

0,3 mol Cu tạo ra khối lượng giảm 0,3 gam.

Theo (2) 1 mol Zn (65gam) 1 mol Pb khối lượng tăng 207 - 65 = 142 gam

0,1 mol Pb tạo ra khối lượng tăng 14,2 gam

⇒ Khối lượng lá kẽm sau phản ứng 100 - 0,3 + 14,2 = 113,9 gam.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…