Bài tập về tính chất hóa học của sắt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ngâm một đinh sắt trong dung dịch HCl, phản ứng xảy ra chậm. Để phản ứng xảy ra nhan hơn, người ta thêm tiếp vào dung dịch axit một vài giọt dung dịch nào sau đây


Đáp án:
  • Câu A. NaCl.

  • Câu B. FeCl3.

  • Câu C. H2SO4.

  • Câu D. Cu(NO3)2. Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn D. - Khi ngâm một đinh sắt vào dung dịch HCl thì: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑. + Khí H2 sinh ra một phần bám lại trên đinh sắt làm giảm khả năng tiếp xúc với ion H+ nên phản ứng xảy ra chậm và khí H2 sinh ra sẽ ít. - Khi nhỏ thêm dung dịch Cu(NO3)2 vào thì: Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu. + Trong dung dịch lúc này hình thành một pin điện điện cực Fe – Cu có sự chuyển dịch các electron và ion H+ trong dung dịch sẽ nhận electron vì vậy làm cho phản ứng xảy ra nhanh và khí H2 thoát ra nhiều hơn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

So sánh bản chất hoá học của phản ứng xảy ra trong hai thí nghiệm : a)  Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3. b)  Điện phân dung dịch AgNO3với các điện cực bằng đồng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh bản chất hoá học của phản ứng xảy ra trong hai thí nghiệm :

a)  Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3.

b)  Điện phân dung dịch AgNO3với các điện cực bằng đồng.

 


Đáp án:

a) Thí nghiệm 1:   Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Cu khử trực tiếp Ag+ thành Ag, Cu bị oxi hoá thành Cu2+

b) Thí nghiệm 2 : 

Ở catot, Ag+ bị khử thành Ag. Ở anot, Cu bị oxi hoá thành Cu2+ tan vào dung dịch. Sau khi các ion Ag+ có trong dung dịch AgNO3 bị khử hết sẽ đến lượt các ion Cu2+ bị khử thành Cu bám trên catot.

Trong hai thí nghiệm :

Giống nhau : các phản ứng đều là phản ứng oxi hoá - khử.

Khác nhau : ở thí nghiệm 1, phản ứng oxi hoá - khử không cần dòng điện, ở thí nghiệm 2, phản ứng oxi hoá - khử xảy ra nhờ có dòng điện một chiều.



Xem đáp án và giải thích
Làm cách nào để quả mau chín ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm cách nào để quả mau chín ?


Đáp án:

Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín.

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?

Đáp án:
  • Câu A. Dung dịch CuSO4 dùng trong nông nghiệp dể chữa mốc sương cho cà chua.

  • Câu B. Nhỏ C2H5OH vào CrO3 thấy hiện tượng bốc cháy.

  • Câu C. Nhỏ dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch CuSO4 có kết tủa xanh lam.

  • Câu D. Cu là kim loại màu đỏ, thuộc kim loại nặng, mềm và dễ dát mỏng.

Xem đáp án và giải thích
Amino Acid
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là :

Đáp án:
  • Câu A. 0,70 mol

  • Câu B. 0,55 mol

  • Câu C. 0,65 mol

  • Câu D. 0,50 mol

Xem đáp án và giải thích
Tạo sao photpho trắng và photpho đỏ lại khác nhau về tính chất vật lí? Trong điều kiện nào thì photpho trắng chuyển thành photpho đỏ và ngược lại?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tạo sao photpho trắng và photpho đỏ lại khác nhau về tính chất vật lí? Trong điều kiện nào thì photpho trắng chuyển thành photpho đỏ và ngược lại?


Đáp án:

Photpho trắng và photpho đỏ lại khác nhau về tính chất vật lí là do photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể phân tử, còn photpho đỏ có cấu trúc polime. Khi đun nóng đến 250oC không có không khí photpho trắng chuyển thành photpho đỏ.

Khi làm lạnh hơi photpho đỏ ngưng tụ lại thành photpho trắng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…