Tính khối lượng muối thu được từ phản ứng lysin tác dụng với dung dịch HCl
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dung dịch chứa 14,6 gam Lysin (H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH) tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 21,90. Đáp án đúng

  • Câu B. 18,25.

  • Câu C. 6,43.

  • Câu D. 10,95.

Giải thích:

Ta có: nHCl = 2nLysin = 0,2 mol =>BTKL=> mmuối = mlysin + 36,5nHCl = 21,9 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Glucose
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Lên men m gam glucozơ thu được etanol và khí CO2 (hiệu suất đạt 72%). Hấp thụ hết khí CO2 bằng nước vôi trong thu được 40 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 4,8 gam. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 135,0

  • Câu B. 90,0

  • Câu C. 100,0

  • Câu D. 120,0

Xem đáp án và giải thích
Halogen
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi cho muôi FeCl3 tác dụng với HI sẽ tạo thành các phẩm gì?

Đáp án:
  • Câu A. Fe, FeI2, I2

  • Câu B. FeCl2, FeI2, I2

  • Câu C. FeCl2 ,HCl, HI

  • Câu D. FeCl2, HCl, I2

Xem đáp án và giải thích
Nung 20g CaCO3đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào 0,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,2 M. Tính nồng độ mol của muối thu được (coi thể tích thay đổi không đáng kể)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung 20g CaCO3đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào 0,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,2 M. Tính nồng độ mol của muối thu được (coi thể tích thay đổi không đáng kể)


Đáp án:

CaCO3  ---t0---> CaO + CO2

 nCO2 = nCaCO3 =  0,2mol

 nCa(OH)2= 0,1 mol

T = 0,2/0,1= 2 ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

             0,1mol            0,1mol

⇒ CMCa(HCO3)2  = 0,1:0,5 = 0,2 M

Xem đáp án và giải thích
Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1: 1 là: ( biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1: 1 là: ( biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO). Tính VHNO3


Đáp án:

nFe = nCu = 0,15 mol

    - Do thể tích dung dịch HNO3 cần dùng ít nhất → muối Fe2+

    → ∑ ne cho = 2.(0,15 + 0,15) = 0,6 mol

    - Theo ĐLBT mol electron: nH+ = nHNO3 = (0,6.4): 3 = 0,8 mol

    → VHNO3 = 0,8 lít

Xem đáp án và giải thích
Hãy so sánh phản ứng trùng hợp và phán ứng trùng ngưng (định nghĩa, cấu tạo của monome và phân tử khối của polime so với monome). Lấy ví dụ minh hoạ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy so sánh phản ứng trùng hợp và phán ứng trùng ngưng (định nghĩa, cấu tạo của monome và phân tử khối của polime so với monome). Lấy ví dụ minh hoạ.


Đáp án:

Sự trùng hợp Sự trùng ngưng

- Phản ứng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn

- Monome tham gia phản ứng phải có liên kết bội (CH2=CH2; CH2=CH-Cl) hay vòng kém bền

- Phân tử khối của polime bằng tổng phân tử khối các monome tham gia phản ứng

- Phản ứng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn đồng thời giải phóng nhiều phân tử nhỏ khác.

- Monome tham gia phản ứng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng (CH2OH-CH2OH; H2N-CH2-COOH,...)

- Phân tử khối của polime nhỏ hơn tổng phân tử khối các monome tham gia phản ứng

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…