Biết nguyên tử nhôm có 13 proton, 14 nơtron. Khối lượng tính bằng gam của một nguyên tử nhôm là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Biết nguyên tử nhôm có 13 proton, 14 nơtron. Khối lượng tính bằng gam của một nguyên tử nhôm là bao nhiêu?


Đáp án:

mAl ≈ ∑mp + ∑mn = 13u + 14u = 27u.

Có 1u = 1,6605.10-27kg ⇒ mAl = 27. 1,6605.10-27.1000 = 4,48.10-27g.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán đốt cháy hỗn hợp anken
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp M gồm 2 anken đồng đẳng liên tiếp X; Y (MX < MY) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình I đựng P2O5 dư và bình II đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình I tăng m gam và khối lượng bình II tăng (m + 39) gam. Phần trăm thể tích anken Y trong M là


Đáp án:
  • Câu A. 80,00.

  • Câu B. 75,00.

  • Câu C. 33,33.

  • Câu D. 40,00.

Xem đáp án và giải thích
Cho các bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, KOH, Mg(OH)2, Fe(OH)2 hãy chỉ ra các bazơ không tan trong nước?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, KOH, Mg(OH)2, Fe(OH)2 hãy chỉ ra các bazơ không tan trong nước?


Đáp án:

Bazơ không tan trong nước là: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2

Xem đáp án và giải thích
Điện phân một dung dịch chứa anion NO3- và các cation kim loại có cùng nồng độ mol: Cu2+, Ag2+, Pb2+. Hãy cho biết trình tự xảy ra sự khử của các ion kim loại này trên bề mặt catot. Giải thích?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân một dung dịch chứa anion NO3- và các cation kim loại có cùng nồng độ mol: Cu2+, Ag2+, Pb2+. Hãy cho biết trình tự xảy ra sự khử của các ion kim loại này trên bề mặt catot. Giải thích?


Đáp án:

Tính oxi hóa Ag+ > Cu2+ > Pb2+ => Trình tự xảy ra sự khử ở catot là:

Ag+ + e → Ag

Cu2+ + 2e → Cu

Pb2+ + 2e → Pb

Xem đáp án và giải thích
Để luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95%, cần dùng x tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 (còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết rằng lượng sắt bị hao hụt trong quá trình sản xuất là 1%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95%, cần dùng x tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 (còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết rằng lượng sắt bị hao hụt trong quá trình sản xuất là 1%. Tìm x?


Đáp án:

mFe = 800.95% = 760 tấn

Lượng Fe bị hao hụt 1% nên 760 tấn chỉ là 99% còn lại.

→ mFe cần thiết = 760/(99%) = 76000/99 tấn

Fe3O4 → 3Fe

→ mFe3O4 = (76000/99). (232/56.3) = 1060,125 tấn

→ m quặng manhetit = (1060,125 )/(80%) = 1325,16 g

Xem đáp án và giải thích
Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn. Vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất. Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của hai nguyên tố này
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn. Vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất. Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của hai nguyên tố này


Đáp án:

* Vị trí những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn

- Nhóm IA và IIA (trừ H)

- Nhóm III A (trừ Bo)

- Một phần nhóm IVA, VA, VIA

- Các nhóm B

- Họ anta và actini

* Kim loại có tính khử mạnh nhất nằm bên trái, phía dưới của bảng tuần hoàn. Phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất nằm phía trên bên phải của bảng tuần hoàn

Kim loại Cs-6s1

Phi kim: F – 2s22p5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…