Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2g. Có bao nhiêu gam Cu đã bám vào thanh sắt?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2g. Có bao nhiêu gam Cu đã bám vào thanh sắt?


Đáp án:

Gọi x là số mol Fe phản ứng

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

1,2 = 64x – 56x → x = 0,15

Khối lượng Cu mCu = 0,15 x 64 = 9,6 (g)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng tạo khí SO2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các hóa chất Cu, C, S, Na2SO3, FeS2, FeSO4; O2, H2SO4 đặc. Cho từng cặp chất phản ứng với nhau thì số cặp chất có phản ứng tạo ra khí SO2 là:

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 7

  • Câu C. 9

  • Câu D. 8

Xem đáp án và giải thích
Viết công thức phân tử của những chất, trong đó S lần lượt có số oxi hóa -2, 0, +4, +6.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết công thức phân tử của những chất, trong đó S lần lượt có số oxi hóa -2, 0, +4, +6.


Đáp án:

Công thức phân tử của những chất trong đó S có số oxi hóa -2, 0, +4, +6 lần lượt là : H2S, S, SO2, SO3.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập liên quan tới lý thuyết về ăn mòn điện hoá
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành bốn thí nghiệm sau: - Thí nghiệm (1): Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm (2): Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; - Thí nghiệm (3): Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng; - Thí nghiệm (4): Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Các thí nghiệm xuất hiện ăn mòn điện hoá là:


Đáp án:
  • Câu A. (3), (4).

  • Câu B. (2), (4).

  • Câu C. (1), (2).

  • Câu D. (2), (3).

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng của Al đã phản ứng với axit sunfuric (H2SO4), biết sau phản ứng thu được 1,68 lít khí (đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng của Al đã phản ứng với axit sunfuric (H2SO4), biết sau phản ứng thu được 1,68 lít khí (đktc).


Đáp án:

Số mol H2 là: nH2 = 0,075 mol

Phương trình hóa học:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)2 + 3H2

0,05 ← 0,075 (mol)

Khối lượng Al đã phản ứng là: mAl = nAl.MAl = 0,05.27 = 1,35 gam.

Xem đáp án và giải thích
Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g. Hãy xác định nổng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g. Hãy xác định nổng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng).


Đáp án:

PTHH: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓

Gọi x là số mol Cu phản ứng

Theo phương trình ta có: nAg sinh ra = 2nCu pư = 2x mol

Khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52g ⇒ mAg sinh ra – mCu pư = 1,52

⇒ 108. 2x – 64x = 1,52 ⇒ x = 0,01 (mol)

Theo pt nAgNO3 = 2.nCu = 2. 0,01 = 0,02 mol

Nồng độ dung dịch AgNO3: CM = n/V = 1M

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…