Tính khối lượng glucozơ cần dùng để điều chế 1 lít dung dịch ancol (rượu) etylic 40o (khối lượng riêng 0,8 g/ml) với hiệu suất 80%
C6H12O6 -(lên men rượu)→ 2C2H5OH + 2CO2 (1)
Theo (1) và giả thiết ta có :
Vì hiệu suất phản ứng là 80% nên khối lượng glucozơ cần dùng là :
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân AgNO3
(b) Nung FeS2 trong không khí
(c) Nhiệt phân KNO3
(d) dung dịch CuSO4 vào dung dịch NH3 dư
(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4
(g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư)
(h) Nung Ag2S trong không khí
(i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư)
Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là
Câu A.
3
Câu B.
5
Câu C.
2
Câu D.
4
Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đều là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích.
a) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc (khi lưu huỳnh đioxit).
b) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
c) Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển đến thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.
d) Cồn để trong lọ không khí khi bay hơi.
- Hiện tượng hóa học (a) và (c) vì :
Câu a: lưu huỳnh cháy → khí lưu huỳnh đioxit : có sự tạo thành chất mới
Câu c: canxi cacbonat → hai chất khác : có sự tạo thành chất mới
- Hiện tượng vật lí (b) và (d) vì thủy tinh và cồn vẫn giữ nguyên chất ban đầu. Thủy tinh chỉ thay đổi trạng thái từ thủy tinh rắn thành thủy tinh nóng chảy. Cồn trong lọ kín không có sự thay đổi gì.
Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta ngửi thấy mùi khai?
Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ… thì lượng urê trong các chất hữu cơ này sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, urê bị phân hủy tiếp thành CO2 và amoniac NH3 theo phản ứng:
(NH2)2CO + H2O → CO2 + 2NH3
NH3 sinh ra hòa tan trong nước sông. Như vậy khi trời nắng (nhiệt độ cao), NH3 sinh ra do các phản ứng phân hủy urê chứa trong nước sẽ không hòa tan vào nước mà bị tách ra bay vào không khí làm cho không khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu.
Dầu hướng dương có hàm lượng oleat (gốc của axit oleic) và gốc linoleat(gốc của axit linoleic) tới 85%. Dầu ca cao có hàm lượng gốc stearat và panmitat tới 75%. Hỏi dầu nào đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn. Vì sao?
Dầu hướng dương đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn do thành phần của nó chứa chủ yếu là các axit béo không no.
Trong phòng thí nghiệm, người ta làm khô các khí ẩm bằng cách dẫn khí này đi qua các bình có đựng các chất háo nước nhưng không có phản ứng với khí cần làm khô. Có các chất làm khô sau: H2SO4 đặc, CaO. Dùng hóa chất nào nói trên để làm khô mỗi khí ẩm sau đây: khí SO2, khí O2, khí CO2. Hãy giải thích sự lựa chọn đó.
Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khô các khí ẩm: SO2, CO2, O2 vì H2SO4 đặc có tính háo nước và không phản ứng với các khí này.
CaO khan có thể làm khô khí ẩm O2 vì không phản ứng với oxi nhưng CaO khan không dùng để làm khô khí ẩm SO2 và khí ẩm CO2 vì CaO khan tác dụng với khí ẩm SO2, CO2. Có thể xảy ra các phản ứng sau:
CaO + H2O → Ca(OH)2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O
Hoặc CaO + SO2 → CaSO3
CO2 + CaO → CaCO3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet