Cho m gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít H2 (đktc) và 2,0 gam kim loại không tan. Gía trị của m là:
Câu A. 8,50
Câu B. 18,0
Câu C. 15,0 Đáp án đúng
Câu D. 16,0
Cu không phản ứng với dung dịch HCl. 2 gam chất rắn không tan chính là khối lượng của Cu. Số mol khí H2 thoát ra là do phản ứng của Zn với HCl. Nhận thấy số e trao đổi bằng nhau nên : nZn = nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol; Þ mZn = 65.0,2 = 13g; Þ m = 13 + 2 =15g.
Vì sao phản ứng hóa học của buta – 1,3- đien và isoprene có nhiều điểm giống nhau?
Phản ứng hóa học của buta-1,3-đien và isoprene có nhiều điểm giống nhau vì chúng có cấu tạo giống nhau (ankađien có hai nối đôi cách nhau chỉ một nối đơn hay còn gọi là ankađien liên hợp).
Trình bày tính chất vật lý của kim loại kiềm
Các kim loại kiềm có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là kiểu mạng kém đặc khít.
1. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi
- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại kiềm thấp hơn nhiều so với các kim loại khác. Tính chất này là do liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kém bền vững.
2. Khối lượng riêng
- Khối lượng riêng của các kim loại kiềm cũng nhỏ hơn so với các kim loại khác. Khối lượng riêng của các kim loại nhỏ là do nguyên tử của các kim loại kiềm có bán kính lớn và do có cấu tạo mạng tinh thể của chúng kém đặc khít.
3. Tính cứng
- Các kim loại kiềm đều mềm, chúng có thể cắt bằng dao. Tính chất này là do liên kết kim loại trong mạng tinh thể yếu.
Nhúng một lá kim loại M (chỉ có hoá trị hai trong hợp chất) có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 18,8 gam muối khan. Tìm M?
nAgNO3 = 1. 0,2 = 0,2 mol
M (0,1) + 2AgNO3 (0,2) → M(NO3)2 (0,1) + 2Ag
mmuối = 0,1(M + 62.2) = 18,8 → M = 64
Vậy M là Cu.
a) Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa các “phân tử xà phòng” và các phân tử chất giặt rửa tổng hợp
b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa
a) Cấu tạo của phân tử xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều gồm hai phần : một đầu phân cực ( ưa nước), tan tốt trong nước và một đuôi dài không phân cực ( kị nước, ưa dầu mỡ), tan tốt trong dầu mỡ là nhóm : CxHy (thường x > 15).
Sự khác nhau là ở đầu phân cực :
+ Ở phân tử xà phòng là nhóm COO-Na+
+ Ở phân tử chất giặt rửa là nhóm OSO3-Na+.
b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa
Đuôi ưa dầu mỡ của xà phòng thâm nhập vào vết dầu bẩn, còn nhóm COO-Na+ ưa nước lại có xu hướng kéo các vết bẩn ra phía các phân tử nước. Kết quả là các vết bẩn được chia rất nhỏ, bị giữ chặt bởi các phân tử xà phòng, không bám vào vật rắn nữa mà phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi.
Câu A. 4
Câu B. 3
Câu C. 2
Câu D. 1
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet