Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là gì? Dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh những điều đã khẳng định( viết phương trình hóa học)
Hợp chất Fe(II) vừa có tính oxi hóa , vừa có tính khử
+ Tính khử :
FeCl2 + Cl2 → FeCl3
3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
+ Tính oxi hóa:
Zn + FeSO4 → Fe + ZnSO4
Câu A. Al, Zn, Na.
Câu B. Al, Zn, Cr.
Câu C. Ba, Na, Cu.
Câu D. Mg, Zn, Cr.
Cho thí dụ về các loại polime có tính dẻo, tính đàn hồi và tính dai bền có thể kéo thành tơ
Polime có tính dẻo: PE, PVC, poli(metylmetacrylat)
Polime có tính đàn hồi: cao su thiên nhiên, sao su buna
Polime có tính dai, bền: nilon – 6,6; tơ lapsan ,...
Dựa vào sự phân bố phân tử khí chất ở trạng thái khác nhau hãy giải thích vì sao:
a) Nước lỏng tự chảy loang ra trên khay đựng.
b) Một mililít nước lỏng khi chuyển sang thể hơi lại chiếm một thể tích khoảng 1300ml (ở nhiệt độ thường).
a) Nước lỏng có thể chảy ra trên khay đựng theo sự phân bố phân tử, ở trạng thái lỏng, các hạt gần nhau và có thể chuyển động trượt lên nhau.
b) Khi chuyển sang thể hơi, số phân tử không đổi nhưng ở thể hơi các phân tử nước chuyển động hỗn độn cách xa nhau nên chiếm thể tích lớn hơn so với thể lỏng.
So sánh thể tích khí oxi thu được (trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) khi phân hủy hoàn toàn KMnO4. KClO3, H2O2 trong các trường hợp sau:
a) Lấy cùng khối lượng các chất đem phân hủy.
b) Lấy cùng lượng chất đem phân hủy.
a) Nếu lấy cùng khối lượng a gam.
⇒ nKMnO4 = a/158 mol; nKClO3 = a/122,5 mol; nH2O2 = a/34 mol
2KMnO4 -to→ K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ (1)
a/158 → a/316
2KClO3 -to→ 2KCl + 3O2 ↑ (2)
a/122,5 → 3a/245
2H2O2 -to→ 2H2O + O2 ↑ (3)
a/34 → a/68
Theo pt: nO2 (1) = 1/2. nKMnO4 = a/316 mol
nO2 (2) = 3/2. nKClO3 = 3a/245 mol
nO2 (3) = 1/2. nH2O2 = a/68 mol
Ta có : a/316 < 3a/245 < a/68 ⇒ n1 < n2 < n3
Vậy thể tích oxi thu được khi phân hủy KMnO4 < KClO3 < H2O2
b) Nếu lấy cùng số mol là b mol
2KMnO4 -to→ K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ (1)
b → b/2
2KClO3 -to→ 2KCl + O2 ↑ (2)
b → 3b/2
2H2O2 -to→ 2H2O + O2 ↑ (3)
b → b/2
Theo pt: nO2 (1) = 1/2. nKMnO4 = b/2 mol
nO2 (2) = 3/2. nKClO3 = 3b/2 mol
nO2 (3) = 1/2. nH2O2 = b/2 mol
Ta có: n1 = n3 < n2.
Vậy thể tích oxi thu được khi phân hủy KMnO4 bằng khi phân hủy H2O2 và nhỏ hơn KClO3.
Cho 18 gam hỗn hợp bột Al, Al2O3 và một kim loại R hoá trị II không đổi.
- Nếu cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thấy thoát ra 8,96 lít H2 (đktc).
- Nếu cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH 2M thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc) và lượng NaOH tối đa cho phản ứng là 200 ml, ngoài ra còn một phần chất rắn không tan.
Xác định kim loại R và phần trăm khối lượng Al203 trong hỗn hợp.
Gọi a, b, c lần lượt là số mol của Al, Al2O3 và R.
Do thể tích 2 khí thoát ra khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng và NaOH khác nhau nên R đứng trước H2 (trong dãy điện hoá) nhưng không tác dụng với NaOH.
Khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
⟹ 1,5a + c = 0,4 (1)
Khi tác dụng với dung dịch NaOH :
2Al + 2NaOH + 2H20 → 2NaAl02 + 3H2
Al203 + 2NaOH → 2NaAl02 + H20
nH2 = 1,5a = 0,3 (2)
nNaOH =a + 2b = 0,4
Từ (1) và (2) → a = 0,2 mol ; b = 0,1 mol và c = 0,1 mol.
Vậy mhh = 27.0,2 + 102.0,1 + R.0,1 = 18 ⟹ R = 24 (Mg).
⟹ % Al2O3= 56,7%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB