Este X có các đặc điểm sau: - Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau. - Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X). Có các phát biểu: (1) Chất X thuộc loại este no, đơn chức; (2) Chất Y tan vô hạn trong nước; (3) Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 1700C thu được anken; (4) Trong điều kiện thường chất Z ở trạng thái lỏng; (5) X có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh. Số phát biểu đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Este X có các đặc điểm sau:

     - Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau.

     - Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).

Có các phát biểu:

     (1) Chất X thuộc loại este no, đơn chức;               

     (2) Chất Y tan vô hạn trong nước;

     (3) Đun Z với dung dịch H2SO4  đặc ở 1700C thu được anken;

     (4) Trong điều kiện thường chất Z ở trạng thái lỏng;

     (5) X có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh.

Số phát biểu đúng là


Đáp án:

X là HCOOCH3 Þ Y là HCOOH và Z là CH3OH

(3) Sai, Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC không thu được anken.

(5) Sai, X không hòa tan được Cu(OH)2.

Số phát biểu đúng là 3.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chảo, muỗng, dao đều được làm từ sắt. Vì sao chảo lại giòn ? Muỗng lại dẻo ? Còn dao lại sắc ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chảo, muỗng, dao đều được làm từ sắt. Vì sao chảo lại giòn ? Muỗng lại dẻo ? Còn dao lại sắc ?


Đáp án:

Chảo xào rau, môi và dao đều làm từ các hợp kim của sắt nhưng chúng lại không giống nhau.

Sắt dùng để làm chảo là “gang”. Gang có tính chất là rất cứng và giòn. Trong công nghiệp, người ta nấu chảy lỏng gang để đổ vào khuôn, gọi là “đúc gang”.

Muỗngmúc canh được chế tạo bằng “thép non”. Thép non không giòn như gang nó dẻo hơn. Vì vậy người ta thường dùng búa để rèn, biến thép thành các đồ vật có h́nh dạng khác nhau.

Dao thái rau không chế tạo từ thép non mà bằng “thép”. Thép vừa dẻo vừa dát mỏng được, có thể rèn, cắt gọt nên rất sắc.

Xem đáp án và giải thích
Xét về thành phần nguyên tố, cấu tạo phân tử và phân tử khối thì cao su thiên nhiên thuộc loại hợp chất gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xét về thành phần nguyên tố, cấu tạo phân tử và phân tử khối thì cao su thiên nhiên thuộc loại hợp chất gì?



Đáp án:

Cao su thiên nhiên thuộc loại hidrocacbon chưa no cao phân tử, trong mạch liên kết cứ 4 nguyên tử cacbon trên mach chính có một nối đôi.


Xem đáp án và giải thích
Dẫn khí clo vào dung dịch KOH tạo thành dung dịch hai muối. Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn khí clo vào dung dịch KOH tạo thành dung dịch hai muối. Viết các phương trình hóa học.  


Đáp án:

Phương trình phản ứng:

Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O.

Xem đáp án và giải thích
Tại sao khi nấu, xào thịt, đậu phụ không nên cho muối ăn (chứa NaCl) vào quá sớm?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi nấu, xào thịt, đậu phụ không nên cho muối ăn (chứa NaCl) vào quá sớm?


Đáp án:

Vì trong đậu, thịt chứa protein (protit), vốn có tính keo khi gặp những chất điện ly mạnh, sẽ bị ng­ưng tụ thành những  “óc đậu” khi nấu, xào nếu như­ cho muối ăn vào sớm, gây khó khăn cho thẩm thấu vào đậu, thịt và bị đông tụ cứng lại không có lợi cho tiêu hoá…

Xem đáp án và giải thích
Khi hoà tan 6 gam hợp kim gồm Cu, Fe và AI trong axit clohiđric dư thì tạo thành 3,024 lít H2 (đktc) và còn lại 1,86 gam kim loại không tan. a) Viết các phương trình hoá học. b) Xác định thành phần phần trăm khối lượng các kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi hoà tan 6 gam hợp kim gồm Cu, Fe và AI trong axit clohiđric dư thì tạo thành 3,024 lít H2 (đktc) và còn lại 1,86 gam kim loại không tan.

a) Viết các phương trình hoá học.

b) Xác định thành phần phần trăm khối lượng các kim loại.


Đáp án:

a) Khi hoà tan hợp kim gồm 3 kim loại Fe, Cu và Al trong dung dịch HCl dư thì Cu không tác dụng, khối lượng 1,86 gam là khối ỉượng Cu. Gọi số mol Fe là x mol, Al là y mol.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

nFe = x mol

nAl = y mol

nH2 = 3,024/22,4 = 0,135

Ta có hệ phương trình

56x + 27y = 6 - 1,86 = 4,14

x + 3/2y = 0,135

=> x = 0,045; y = 0,06

mFe = 0,045 x 56 = 2,52g; mAl = 0,06 x 27 = 1,62g

Từ đó ta tính được thành phần phần trăm khối lượng các kim loại.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…