Đốt cháy 3 gam một chất hữu cơ A thu được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol phân tử của A là 60 gam
nCO2 = 6,6/44=0,15 mol; nH2O = 3,6/18 = 0,2 mol
→ nC = 0,15 mol; nH = 0,2.2 = 0,4 mol→ mC = 12.0,15 = 1,8 gam; mH = 0,4.1 = 0,4 gam
→ mC + mH = 1,8 + 0,4 = 2,2 gam < mA
→ Trong A còn có O (vì khi đốt cháy chỉ thu được CO2 và H2O)
→ mO = 3 – (mC + mH) = 3 – 2,2 = 0,8 mol → nO = 0,8/16 = 0,05 mol
→ nC : nH : nO = 0,15 : 0,4 : 0,05 = 3 : 8 :1
→ Công thức đơn giản nhất của A là (C3H8O)n
MA = 60 → 60n = 60 → n = 1
→ CTPT của A là C3H8O
Tiến hành thí nghiệm như ở bài tập 5 nhưng thay nước xà phòng bằng nước bột giặt. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích.
Ống nghiệm 1 và ống nghiệm 2 hiện tượng giống bài 5 do tác dụng của bột giặt giống xà phòng.
Nhưng ở ống nghiệm 3: nếu ở bài 5 xà phòng tạo ra kết tủa với ion Ca+ thì ở bài này bột giặt lại ít bị kết tủa với Ca2+ nên vẫn hòa tan được dầu ăn do đó ở ống nghiệm 3 hiện tượng xảy ra như ở ống nghiệm 2 là tạo hỗn hợp đồng nhất.
Câu A. AgNO3 và Fe(NO3)2.
Câu B. AgNO3 và FeCl2.
Câu C. AgNO3 và FeCl3.
Câu D. Na2CO3 và BaCl2.
Cho 6,9 gam Na vào 93,4 gam nước đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chất X có nồng độ C%. Giá trị của C là
Na + H2O →NaOH + 1/2H2
0,3 mol 0,3 mol 0,15 mol => mNaOH = 12 gam, m dd = 6,9 + 93,4 - m H2 = 100 gam
C% = (12:100).100= 12%
Câu A. Lysin.
Câu B. Alanin.
Câu C. Axit glutamic.
Câu D. Axit amino axetic.
Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra :
Câu A. Sự khử ion Na+
Câu B. Sự oxi hóa Na+
Câu C. Sự khử phân tử H2O
Câu D. Sự oxi hóa phân tử H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB