Xác định tên chất
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là?

Đáp án:
  • Câu A. 46,15% Đáp án đúng

  • Câu B. 65,00%.

  • Câu C. 35,00%.

  • Câu D. 53,85%.

Giải thích:

Hướng dẫn giải : nH2O = 11,7/18 = 0.65 mol, nCO2 = 0.35 mol; 1 HCHO -------> 1 CO2 + 1H2O 0,35 0,35 0,35 = > nH2 = 0,65 – 0,35 = 0,3 mol = > %V(H2) = 0,3*100%/0,65 = 46,15% = > A

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Glucose
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho lên men 45 gam glucozơ để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 80%, thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là :

Đáp án:
  • Câu A. 11,20

  • Câu B. 5,60

  • Câu C. 8,96

  • Câu D. 4,48

Xem đáp án và giải thích
Tính chất hóa học của nước
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính chất hóa học của nước


Đáp án:

Thí nghiệm 1

- Hiện tượng

Miếng Na tan dần.

Có khí thoát ra.

Miếng giấy lọc có tẩm phenolphtalein đổi thành màu đỏ.

- Phương trình hóa học: 2Na + H2O → 2NaOH + H2.

- Giải thích: Do Na phản ứng rất mạnh với nước tạo dung dịch bazo làm phenol chuyển hồng, phản ứng giải phóng khí H2.

Thí nghiệm 2

- Hiện tượng: Mẩu vôi nhão ra và tan dần

Phản ứng tỏa nhiều nhiệt.

Dung dịch đổi quỳ tím thành màu xanh (nếu dùng phenolphtalein thì đổi thành màu đỏ)

- Phương trình hóa học: CaO + H2O → Ca(OH)2.

- Giải thích: CaO tan trong nước tạo dung dịch Ca(OH)2 có tính bazo làm quỳ tím chuyển xanh (phenolphtalein chuyển hồng), phản ứng tỏa nhiệt.

Thí nghiệm 3

- Hiện tượng: Photpho cháy sáng.

Có khói màu trắng tạo thành.

Sau khi lắc khói màu trắng tan hết.

Dung dịch làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

4P + 5O2 → 2P2O5

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4.

- Giải thích:

Photpho đỏ phản ứng mạnh với khí Oxi tạo khói trắng là P2O5. P2O5 là oxit axit, tan trong nước tạo dung dịch axit H3PO4 là quỳ tím chuyển đỏ.

 

Xem đáp án và giải thích
Oxit bazơ không có tính chất hóa học nào sau đây?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Oxit bazơ không có tính chất hóa học nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Một số oxit bazơ tác dụng được với nước ở điều kiện thường.

  • Câu B. Oxit bazơ tác dụng được với dung dịch axit.

  • Câu C. Oxit bazơ tác dụng được với tất cả kim loại.

  • Câu D. Một số oxit bazơ tác dụng được với oxit axit.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. - Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4. - Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3. - Thí nghiệm 4: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3. Số trường hợp ăn mòn điện hóa là:


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau: a. Fe2(SO4)3 + NaOH b. NH4Cl + AgNO3 c. NaF + HCl d. MgCl2 + KNO3 e. FeS (r) + 2HCl g. HClO + KOH
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:

a. Fe2(SO4)3 + NaOH

b. NH4Cl + AgNO3

c. NaF + HCl

d. MgCl2 + KNO3

e. FeS (r) + 2HCl

g. HClO + KOH


Đáp án:

a. Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3 ↓

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 ↓

b. NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl ↓

Ag + Cl- → AgCl ↓

c. NaF + HCl → NaCl + HF

H+ F + → HF

d. MgCl2 + KNO3 → không có phản ứng

e. FeS (r) + 2HCl → FeCl2 + H2S

FeS (r) + 2H + → Fe2+ + H2S

g. HClO + KOH → KClO + H2O

HClO + OH- → H2O + ClO-

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…