Một loại thủy tinh có thành phần hóa học được biểu diễn bằng công thức K2O.PbO.6SiO2. Tính khối lượng K2CO3, PbCO3 và SiO2 cần dùng để có thể sản xuất được 6,77 tấn thủy tinh trên. Coi hiệu suất qua trình là 100%.
Số mol thuỷ tinh là:
[6,77.106]/677 = 0,01.106 mol
Từ công thức của thuỷ tinh suy ra:
nK2CO3 = nPbCO3 = nthuỷ tinh = 0,01.106 mol
Khối lượng K2CO3 = 0,01. 106. 138(g) = 1,38. 106(g) = 1,38 (tấn)
Khối lượng PbCO3 = 0,01. 106. 267(g) = 2,67. 106(g) = 2,67(tấn)
nSiO2 = 6nthuỷ tinh = 6. 0,01. 106 mol = 0,06. 106 mol
Khối lượng SiO2 = 0,06. 106. 60(g) = 3,6 tấn
Trieste X được tạo thành từ glixerol và các axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử X có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Cho m gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH thì có 12 gam NaOH phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần ít nhất bao nhiêu lít O2 (đktc)?
Số C (X) = Số O + 1 = 6 +1 = 7
→ X có CT: (CH3COO)(HCOO)2C2H5 hay C7H10O6
nX = nNaOH/3 = 0,1 mol
C7H10O6 + 6,5O2 --> 7CO2 + 5H2O
0,1-----------0,65
→ VO2 = 0,65. 22,4 = 14,56 lít
Khử 2,4 gan hỗn hợp CuO và một oxit sắt có tỉ lệ số mol 1:1. Sau phản ứng thu được 1,76 gam chất rắn, đcm hòa tan vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,448 lít khí (đktc). Xác định công thức của oxit sắt.
Sản phẩm khử CuO và oxi săt là Cu và Fe với tổng khối lượng hai kim loại là 1,76 gam
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
nFe = nH2 = 0,448 : 22,4 = 0,02 mol
⇒ mFe = 0,02. 56 = 1,12 ⇒ mCu = 1,76 – 1,12 = 0,64 gam
nCu = 0,01 mol = nCuO
Trong hỗn ban đẩu có 0,01 mol CuO chiếm 0,8 gam
0,01 mol FexOy chiếm 1,6 gam
mFexOy = 1,6 : 0,01 = 160 ⇒ Oxit sắt là Fe2O3
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X chỉ chứa nhóm chức este ta thu được 4.48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. CTPT của este X?
Gọi CTPT Este:CnH2nO2 (n≥2)
nCO2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol
Bảo toàn nguyên tố C: 0,2 = 0,1.n =>n = 2
=>Este: C2H4O2
Khí nitơ bị lẫn tạp chất là khí oxi. Hãy trình bày phương pháp hoá học để loại bỏ tạp chất?
Cho khí nitơ có lẫn khí oxi đi qua P trắng:
4P + 5O2 --> 2P2O5
Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỏi:
a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng?
b) Các electron ngoài cùng nằm ở lớp electron thứ mấy?
c) Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố trên.
a) Nguyên tử của nguyên tố có 6 electron ở lớp ngoài cùng.
b) Cấu hình electron lớp ngoài cùng nằm ở lớp thứ ba.
c) Cấu hình electron của nguyên tố: 1s22s22p63s23p4.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet