Cho 3,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít khí H2 (đktc).
a) Xác định tên hai kim loại kiềm và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng để trung hòa dung dịch kiềm trên và khối lượng muối clorua thu được.
a) Đặt công thức chung cho 2 kim loại kiềm là M
M + H2O -> MOH + 0,5H2
nM = 2nH2 = [2.1,12]/22,4 = 0,1 mol
=> MM = 3,1/0,1 = 31 g/mol
Vậy hai kim loại kiềm liên tiếp là Na(23) và K(39)
Theo sơ đồ đường chéo:
Na 23 8
31
K 39 8
nNa = nK = 0,1/2 = 0,05 mol
%mNa = [0,05.23]/3,1 . 100% = 37,1%
⇒ %mK = 100 – 37,1 = 62,9%
b) Phản ứng trung hòa
MOH + HCl → MCl + H2O
nHCl = nMOH = 0,1 mol
⇒ VHCl 2M = 0,1/2 = 0,05 lít = 50 ml
Khối lượng muối: mMCl = 0,1.(M + 35,5) = 6,65 gam
Hãy chọn những từ và cụm từ thích hợp rồi điền vào các chỗ trống:
a) Polime thường là chất ... không bay hơi.
b) Hầu hết các polime đều ... trong nước và các dung môi thông thường.
c) Các polime có sẵn trong thiên nhiên gọi là polime ... còn các polime do con người tổng hợp ra từ các chất đơn giản gọi là polime ...
d) Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime ... còn tình bột và xenlulozơ là loại polime ...
a) Polime thường là chất rắn không bay hơi.
b) Hầu hết các polime đều không tan trong nước và các dung môi thông thường.
c) Các polime có sẵn trong thiên nhiên gọi là polime thiên nhiên còn các polime do con người tổng hợp ra từ các chất đơn giản gọi là polime tổng hợp.
d) Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime tổng hợp còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime thiên nhiên.
Câu A. 3
Câu B. 2
Câu C. 4
Câu D. 1
Viết cấu hình electron của F (Z = 9), Cl (Z = 17) và cho biết khi nguyên tử của chúng nhận thêm 1 electron thì lớp electron ngoài cùng có đặc điểm gì?
Cấu hình electron của F(Z= 9): ls22s22p5.
Cấu hình electron của Cl (Z = 17): ls22s22p63s23p5
Khi nguyên tử nhận thêm 1 electron thì lớp ngoài cùng có 8 electron, giống nguyên tử khí hiếm.
Phản ứng nào xảy ra ở catot trong quá trình điện phân MgCl2 nóng chảy?
Câu A. Sự oxi hóa ion Mg2+
Câu B. Sự khử ion Mg2+
Câu C. Sự oxi hóa ion Cl-
Câu D. Sự khử ion Cl-
Viết các phương trình hóa học giữa cặp chất sau đây (ghi rõ điều kiện, nếu có):
a) Khí flo và hiđro.
b) Lưu huỳnh và oxi.
c) Bột sắt và bột lưu huỳnh.
d) Cacbon và oxi.
e) Khí hiđro và lưu huỳnh.
a) H2 + F2 → 2HF (k)
b) S + O2 → SO2(to)
c) Fe + S → FeS (to).
d) C + O2 → CO2(to).
e) H2 + S → H2S.(to)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet