Khử 48 gam đồng(II) oxit bằng khí hiđro. Hãy:
a) Tính số gam đồng kim loại thu được.
b) Tính thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng.
nCuO = 0,6 mol.
Phương trình hóa học của phản ứng khử CuO:
CuO + H2 → Cu + H2O.
nCu = 0,6mol.
mCu = 0,6 .64 = 38,4g.
Theo phương trình phản ứng trên:
nH2 = 0,6 mol
VH2 = 0,6 .22,4 = 13,44 lít.
Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
Câu A. Xenlulozơ
Câu B. Glucozơ
Câu C. Saccarozơ
Câu D. Amilozơ
Hòa tan hết 27,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4, Fe2O3 và Cu trong dung dịch chứa 0,9 mol HCl (dùng dư), thu được dung dịch Y có chứa 13,0 gam FeCl3. Tiến hành điện phân dung dịch Y bằng điện cực trơ đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 13,64 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu A. 116,89.
Câu B. 118,64.
Câu C. 116,31.
Câu D. 117,39.
Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSO4 với 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3 thu được dung dịch X. Nồng độ ion SO42- trong X là bao nhiêu?
Phản ứng điện li:
MgSO4 → Mg2+ + SO42-
Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42-
nSO42- = 0,4 mol
⇒ CM(SO42-) = 0,4 / 0,5 = 0,8 (M)
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 20; 21; 24; 29; 30. Cấu hình electron của chúng có đặc điểm gì? Tại sao Cu ở nhóm IB, Zn ở nhóm IIB?
Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố:
Z = 20: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 ;
Z = 21: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2 ;
Z = 24: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1 ;
Z = 29: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 ;
Z = 30: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 ;
Nguyên tử của nguyên tố Z = 20 có electron cuối cùng điền vào phân lớp s của lớp ngoài cùng. Đó là nguyên tố s.
Các nguyên tử của nguyên tố còn lại có electron cuối cùng điền vào phân lớp d sát lớp ngoài cùng. Đó là những nguyên tố d.
Ở nguyên tử của nguyên tố Z = 24 và Z = 29 có sự chuyển 1 electron từ phân lớp 4s của lớp ngoài cùng để đạt cấu hình bán bão hòa (phân lớp 3d có 5e) và bão hòa (phân lớp 3d có đủ 10e).
Những nguyên tố d có phân lớp d đã bão hòa thì số thứ tự nhóm của chúng bằng số electron lớp ngoài cùng. Vì vậy, nguyên tử của nguyên tố Cu (Z = 29) có phân lớp 3d đủ 10 electron và lớp ngoài cùng có 1 electron nên ở nhóm IB và nguyên tử của nguyên tố Zn (Z = 30) có phân lớp 3d đủ 10 electron và lớp ngoài cùng có 2 electron nên ở nhóm IIB.
Có 5 dung dịch NH3, HCl, NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH cùng nồng độ được đánh ngẫu nhiên là A, B, C, D, E.
Giá trị pH và khả năng dẫn điện của dung dịch theo bảng sau:
Dung dịch A, pH = 5,25; khả năng dẫn điện: tốt;
dung dịch B, pH = 11,53; khả năng dẫn điện: tốt;
dung dịch C, pH = 3,01; khả năng dẫn điện: kém;
dung dịch D, pH = 1,25; khả năng dẫn điện: tốt;
dung dịch E, pH = 11,00; khả năng dẫn điện kém.
Các dung dịch A, B, C, D, E lần lượt là
Câu A. NH4Cl, NH3, CH3COOH, HCl, Na2CO3
Câu B. CH3COOH, NH3, NH4Cl, HCl, Na2CO3
Câu C. NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH, HCl, NH3
Câu D. Na2CO3, HCl, NH3, NH4Cl, CH3COOH
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB