Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng:
-X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro.
-Z và T không phản ứng với dung dịch HCl.
-Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X.
-T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z.
Hãy sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.
- X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro → X, Y đứng trước Hidro trong dãy hoạt động hóa học.
- Z và T không phản ứng với dung dịch HCl → Z, T đứng sau Hidro trong dãy hoạt động hóa học.
→ X, Y là kim loại mạnh hơn Z, T.
- Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X → Y là kim loại mạnh hơn X.
- T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z → T là kim loại mạnh hơn Z.
→ thứ tự sắp xếp các kim loại (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần) là: Y, X, T, Z
Câu A. tạo thạch nhũ
Câu B. tạo macma
Câu C. tạo muối caCl2
Câu D. tạo kết tủa xanh lam
Có những pin điện hóa được cấu tạo bởi các cặp oxi hóa – khử sau:
1) Pb2+ /Pb và Fe2+/Fe
2) Ag2+ /Ag và Fe2+/Fe
3) Ag+ /Ag và Pb2+ /Pb
Hãy cho biết:
a. Dấu và tên của các điện cực trong mỗi pin điện hóa
b. Những phản ứng xảy ra ở các điện cực và phản ứng oxi hóa - khử trong mỗi pin điện hóa
1, Phản ứng trong pin điện hóa: Fe + Pb2+ → Fe2+ + Pb
Fe → Fe2+ + 2e Fe: Cực âm, anot
Pb2+ + 2e → Pb Pb: Cực dương, catot
2, Phản ứng trong pin điện hóa: Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag
Fe → Fe2+ + 2e Fe: Cực âm, anot
Ag+ + e → Ag Ag: Cực dương, catot
3, Phản ứng trong pin điện hóa: Pb + 2Ag+ → Pb2+ + 2Ag
Pb → Pb2+ + 2e Pb: Cực âm, anot
Ag+ + e → Ag Ag: Cực dương, catot
Pha chế 250 ml dung dịch muối ăn NaCl 2M thì khối lượng NaCl cần lấy là bao nhiêu?
Đổi: 250ml = 0,25 lít
Số mol chất tan là: nNaCl = CM.V = 2. 0,25 = 0,5 mol
Khối lượng chất tan là: mNaCl = 58,5.0,5 = 29,25 gam
Cho các dung dịch chứa các ion riêng biệt Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch đó.
Nhận biết các ion riêng biệt: Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-
- Nhỏ vào các mẫu dung dịch thuốc thử là NaOH:
Nhận ra ion Mg2+ vì có kết tủa trắng: Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2↓
Nhận ra ion Al3+ vì có kết tủa trắng sau đó tan ra khi thêm OH-
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
Al(OH)3↓ + OH- → [Al(OH)4]- tan
Nhận ra ion Ni2+ vì có kết tủa màu xanh lục:
Ni2+ + 2OH- → Ni(OH)2↓
- Nhỏ vào hai mẫu thuốc thử còn lại chứa hai anion dung dịch chứa Ba2+. Nhận ra ion SO42- vì tạo chất kết tủa màu trắng không tan trong axit.
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
Mẫu chứa ion Cl- là mẫu còn lại.
Câu A. 2, 5
Câu B. 5, 4
Câu C. 4, 2
Câu D. 3, 5
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet