Tìm một số thí dụ cho mỗi loại phản ứng nhanh và chậm mà em quan sát được trong cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.
Một số thí dụ về loại phản ứng:
- Phản ứng nhanh: Phản ứng nổ, sự đốt cháy các nhiên liệu (than, dầu, khí đốt), phản ứng giữa hai dung dịch H2SO4 và BaCl2 ...
- Phản ứng chậm: Sự lên men rượu, sự gỉ sắt.
Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Tính hiệu suất quá trình lên men giấm
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
nC6H12O6 = 180/180 = 1 mol
⇒ nC2H5OH = 2.1.80% = 1,6 mol
⇒ Có 0,16 mol C2H5OH tham gia pư lên men giấm
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
Trung hòa hỗn hợp này cần 720 ml NaOH 0,2 M
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
nCH3COOH = nNaOH = 0,2.0,72 = 0,144 mol
H = 0,144/0,16 = 90%
Cho phản ứng hóa học có dạng: A + B → C.
Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi:
a. Nồng độ A tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ B.
b. Nồng độ B tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ A.
c. Nồng độ của cả hai chất đều tăng lên 2 lần.
d. Nồng độ của chất này tăng lên 2 lần, nồng độ của chất kia giảm đi 2 lần.
e. Tăng áp suất lên 2 lần đối với hỗn hợp phản ứng, coi đây là phản ứng của các chất khí
Ta có: v = k.[A].[B]
a, Khi [A] tăng 2 lần thì : va = k.[2A].[B] = 2k.[A].[B] = 2v
Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.
b, Khi [B] tăng lên 2 lần thì : vb = k.[2B].[A] = 2k.[A].[B] = 2v
Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.
c, Khi [A] và [B] đều tăng 2 lần: vc = k.[2A].[2B] = 4k.[A].[B] = av
Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần.
d, Nồng độ của chất này tằng 2 lần, nồng độ của chất kia giảm 2 lần, do đó tốc độ phản ứng không thay đổi.
e, Khi tăng áp suất 2 lần (tương ứng với việc giảm thể tích 2 lần) nghĩa là tăng nồng độ của mỗi phản ứng lên 2 lần, do đó tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần
Biết 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch Ba(OH)2 sản phẩm sinh ra là BaCO3 và H2O.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.
c) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.
nCO2 = 0,1 mol
a) Phương trình phản ứng hóa học:
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O
b) Dựa vào phương trình phản ứng trên ta nhận thấy:
nBa(OH)2 = nCO2 = 0,1 mol, VBa(OH)2 = 200ml = 0,2 lít
=>CM(Ba(OH)2) = n/V = 0,5M
c) Dựa vào phương trình phản ứng trên ta có:
nBaCO3 = nCO2 = 0,1 mol.
⇒ mBaCO3 = 0,1 x 197 = 19,7 g.
Để đo chính xác thể tích của dung dịch chuẩn trong chuẩn độ thể tích người ta thường dùng dụng cụ nào sau đây?
Câu A. Bình định mức.
Câu B. Buret.
Câu C. Pipet.
Câu D. Ống đong.
Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.
Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. Cho biết: Trong không khí có khí oxi và nến cháy là do có chất này tham gia.
Hiện tượng vật lý diễn ra ở giai đoạn nến chảy lỏng thấm vào bấc và giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi, trong giai đoạn này nếu (chất paraffin) chỉ biến đổi về trạng thái.
Hiện tượng hóa học diễn ra ở giai đoạn nến cháy trong không khí, khi đó chất parafin đã biến đổi thành chất khác.
Parafin + Oxi → Khí cacbon đioxit + Nước.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB