Tiính khối lượng kết tủa từ phản ứng giữa ion bạc và ion clorua
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm FeCl2 và KCl có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Hòa tan hoàn toàn 16,56 gam X vào nước dư thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị m là


Đáp án:
  • Câu A. 40,92 gam Đáp án đúng

  • Câu B. 37,80 gam

  • Câu C. 49,53 gam

  • Câu D. 47,40 gam

Giải thích:

- Quá trình: hhX 16,56 gam gồm FeCl2: 0,06 mol, KCl: 0,12 mol --+H2O--> ddY ---+ AgNO3--> m gam gồm Ag, AgCl. - Kết tủa gồm: + BT: Cl => nAgCl = 2nFeCl2 + nKCl = 0,24 mol; + BT: e => nAg = nFeCl2 = 0,06 mol; => m↓ = 40,92 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tìm kim loại M
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3; có công thức Oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY trong đó M chiếm 63,64% khối lượng. Kim loại M là


Đáp án:
  • Câu A.

    Zn

  • Câu B.

    Mg

  • Câu C.

    Fe

  • Câu D.

    Cu

Xem đáp án và giải thích
Trong 2 mol nước chứa số phân tử là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trong 2 mol nước chứa số phân tử là bao nhiêu?


Đáp án:

1 mol nước chứa 6.1023 phân tử nước.

=> 2 mol phân tử H2O chứa: 2.6.1023 = 12.1023 phân tử.

Xem đáp án và giải thích
Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hcl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , khối dung dịch tăng 7,6 gam. Số mol Mg trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hcl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , khối dung dịch tăng 7,6 gam. Số mol Mg trong X là bao nhiêu?


Đáp án:

nFe = x mol; nMg = y mol

X + HCl → Muối + H2

mdung dịch tăng = mX – mH2

m2 = 0,4 gam ⇒ nH2 = 0,2 mol

Ta có: nFe + nMg = x + y = nH2 = 0,2 mol (1)

56x + 24y = 8 gam (2)

Từ (1) và (2) ⇒ x = 0,1; y = 0,1 mol

Xem đáp án và giải thích
Cho 3,1 g hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 ở đktc và dung dịch kiềm. a) Xác định tên 2 KL đó và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại b) Tính thể tích dd HCl 2M cần dùng để trung hòa dd kiềm và khối lượng muối clorua thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,1 g hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 ở đktc và dung dịch kiềm.

a) Xác định tên 2 KL đó và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại

b) Tính thể tích dd HCl 2M cần dùng để trung hòa dd kiềm và khối lượng muối clorua thu được.


Đáp án:

a. Gọi công thức chung cho hai kim loại kiềm là M

Số mol H2: nH2 = 0,05(mol)

PTHH:

Theo pt: nM = 2. nH2 = 2. 0,05 = 0,1(mol)

⇒ M =3,1/0,1 = 31 → Na, K

Gọi x, y lần lượt là số mol của Na và K trong hỗn hợp

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

b.

Theo pt: nHCl = nMOH = 0,1 (mol)

VHCl = n/CM = 0,1/2 = 0,05 l = 50 ml

m(MCl) = 0,1.(31 + 35,5) = 6,65(g)

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Khi đun hỗn hợp hai axit cacboxylic với glixerol (axit H2SO4 làm xúc tác) có thể thu được mấy trieste? Viết công thức cấu tạo của các chất này?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đun hỗn hợp hai axit cacboxylic với glixerol (axit H2SO4 làm xúc tác) có thể thu được mấy trieste? Viết công thức cấu tạo của các chất này?


Đáp án:

Thu được 6 trieste.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…