Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp H gồm CH5N (3a mol); C3H9N (2a mol) và este có công thức phân tử là C4H6O2, thu được 33,44 gam CO2 và 17,28 gam H2O. Phần trăm số mol của C4H6O2 có trong hỗn hợp là
Giải
Ta có: n CO2 = 0,76 mol; n H2O = 0,96 mol, n C4H6O2 = b mol
BTNT C, H ta có: 3a + 2a.3 +4b =0,76
3a.5 + 2a.9 + 6b =0,96.2
→ a=0,04 (mol); b =0,1 (mol)
→ %nC4H6O2 = (0,1.100)/(0,1 + 0,04.5) = 33,33%
Dùng 100 tấn quặng Fe3O4 để luyện gang (95% sắt). Tính khối lượng gang thu được. Cho biết hàm lượng Fe3O4 trong quặng là 80%. Hiệu suất quá trình phản ứng là 93%.
Khối lượng Fe3O4 : 100 x 80 / 100 = 80 tấn
Trong 232 tấn Fe3O4 có 168 tấn Fe
80 tấn Fe3O4 có y tấn Fe
y = 57,931 (tấn)
Khối lượng Fe để luyện gang : 57,931 x 93/100 = 53,876 tấn
Khối lượng gang thu được : 53,876 x 100 / 95 = 56,712 tấn
Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và 1,46 gam kim loại.
a) Tính nồng độ HNO3
b) Tính khối lượng muối trong dung dịch Y.
Các phản ứng:
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 +NO + 2H2O
x → x mol
3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O
y → 3y mol
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
(x+3y)/2 ← (x + 3y) mol
Ta có: nNO = x+(y/3) = 0,1 mol
mhh = 56.(x + (x+3y)/2 ) + 232. y = 18,5 – 1,46 =17,04 g
=> x = 0,09 (mol) và y = 0,03 (mol)
nHNO3= 4x + (28y/3) = 0,64 mol
=> CM (HNO3) = 0,64/0,2 = 3,2 M
mFe(NO3)2 = 3. (x+3y)/2 . 180 = 48,6 g
Cho 6,5 gam Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch X và 0,672 lít hỗn hợp khí Y gồm NO, N2O. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là 18,5. Cô cạn dung dịch X thu được b gam muối. Giá trị của a và b lần lượt là
Giải
Ta có: nZn = 6,5 : 65 = 0,1 mol
nY = 0,03 mol
Gọi số mol của NO: x mol; N2O: y mol
Ta có: x + y = 0,03 (1)
30x + 44y = 0,03.2.18,5 = 1,11 (2)
Từ (1), (2) => x = y = 0,015 mol
BT e : ta có 2nZn = 3nNO + 8nN2O => 0,2 3.0,015 + 8.0,015 = 0,165
=>Tạo ra muối NH4NO3
BT e ta có: 2nZn = 3nNO + 8nN2O + 8nNH4NO3
=> nNH4NO3 = (2.0,1 – 3.0,015 – 8.0,015) : 8 = 0,035 mol
=>nHNO3 = 2nZn(NO3)2 + nNO + 2nN2O + 2nNH4NO3
=> nHNO3 = 2.0,1 + 0,015 + 2.0,015 + 2.0,035 = 0,315 mol
m muối = mZn(NO3)2 + mNH4NO3 = 0,1.189 + 0,035.80 = 21,7 gam
Dãy nào sắp xếp đúng theo trật tự nhiệt độ sôi của các chất tăng dần ?
Câu A. Ancol etylic, đietyl ete, etyl clorua, axit axetic.
Câu B. Etyl clorua, đietyl ete, ancol etylic, axit axetic.
Câu C. Đietyl ete, etyl clorua, ancol etylic, axit axetic.
Câu D. Axit axetic, ancol etylic, etyl clorua, đietyl ete.
Tại sao khi ăn thịt, cá người ta thường chấm vào nước mắm giấm hoặc chanh thì thấy ngon và dễ tiêu hóa hơn ?
Trong môi trường axit protein trong thịt, cá dễ thủy phân hơn nên khi chấm và nước mắm giấm hoặc chanh có môi trường axit thì quá trình nhai protein nhanh thủy phân thành các animo axit nên ta thấy ngon hơn và dễ tiêu hơn.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet